Voucher

Cây xanh HCM

Tất tần tật về Cúc Tần Ấn Độ – Cách chăm sóc và nhân giống cây Cúc Tần

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on tumblr
Tumblr
Share on telegram
Telegram

Có phải bạn đang tìm kiếm một loại cây không chỉ đa năng mà còn dễ chăm sóc? Cúc tần Ấn Độ chính là câu trả lời hoàn hảo dành cho bạn.

Loại cây này không chỉ lành tính, có khả năng chữa bệnh mà còn mang ý nghĩa phong thủy rất tốt. Dùng cúc tần Ấn Độ để trang trí cho không gian nhà bạn cũng là một ý tưởng tuyệt vời!

Đôi nét về cúc tần Ấn Độ – Ý nghĩa phong thủy

Cúc tần Ấn Độ hay còn gọi lá cây mành trúc (tên khoa học là vernonia elliptica) là một cây có thân mềm, rũ thuộc họ Cúc (Asteraceae). Loại cây đến từ Ấn Độ này thường được trồng trong để làm cảnh trong nhà, hàng quán,…

Loại cây này lớn khá nhanh và có chiều dài đạt đến 60cm. Lá của chúng khá nhỏ với dáng bầu, màu xanh tự nhiên. Thân của cúc tần Ấn Độ mềm, cành nhỏ nên thường được người chăm sóc tự cố định theo ý thích.

cuc tan an do - Tất tần tật về Cúc Tần Ấn Độ - Cách chăm sóc và nhân giống cây Cúc Tần

Bên cạnh đó, loại cây này còn cho ra những bông hoa nhí, màu trắng và mọc thành chùm. Vào mùa hoa của chúng, bạn sẽ khó có thể rời mắt vì tổng thể của chúng rất đẹp.Với đặc tính dễ chăm sóc, khả năng chịu đựng cao, loại cây này được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt những người yêu cây cảnh bận rộn.

Ý nghĩa phong thủy của cúc tần Ấn Độ

Như đã nói trên, loại cây này có sức sống có thể sống tốt ở nhiều điều kiện, nên nó đại diện cho sự mãnh liệt, khả năng chống chọi cao. 

Ngoài ra, khi trồng chúng trong nhà, chúng thường được kết hợp lại với nhau, thể hiện sự đoàn kết, gắn bó với các thành viên trong gia đình. Màu xanh tươi tốt của cúc tần Ấn Độ còn mang đến hy vọng, khát khao chiến thắng mãnh liệt. 

Cúc tần Ấn Độ có khả năng chữa bệnh?

Thật vậy, cúc tần Ấn Độ là loại cây lành tính và có thể dùng để chữa bệnh. Là của chúng có mùi thơm nhẹ nhàng, và chúng chứa vitamin C, protein, lipit và một số chất vô cơ khác,… Loại cây này được sử dụng để chữa bệnh ho, đờm, giảm chứng chán ăn cho người bệnh.

cuc tan an do chua benh - Tất tần tật về Cúc Tần Ấn Độ - Cách chăm sóc và nhân giống cây Cúc Tần

Từ ngàn xưa, người Ấn Độ còn truyền tai nhau bí quyết sử dụng cây cúc tần để hạ sốt, cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Ở Thái Lan, người ta sử dụng cúc tần Ấn Độ như một thành phần để trị bệnh trĩ. Còn ở Trung Quốc, loại cây này được ứng dụng để điều trị chứng viêm hạch bạch huyết dạng lao cổ. Nghe thật thú vị, đúng không nào?

Cách chăm sóc cúc tần Ấn Độ chi tiết nhất

Với đặc tính dễ chăm sóc, khả năng chịu đựng cao, loại cây này được nhiều người ưa chuộng, đặc biệt những người yêu cây cảnh bận rộn.

Ánh sáng

Cúc tần Ấn Độ có khả năng sinh tồn phi thường. Đó là lý do mà bạn có thể trồng chúng ở bất cứ nơi nào bạn muốn, ngay cả ngoài trời với ánh sáng trực tiếp. 

Ngoài ra, điều kiện ánh sáng gián tiếp, ánh sáng yếu cũng vẫn ổn với chúng. Tuy nhiên, khi cây đang trong thời kỳ phát triển, bạn nên trồng chúng ở nơi ánh sáng gián tiếp nhé.

cham soc cuc tan an do - Tất tần tật về Cúc Tần Ấn Độ - Cách chăm sóc và nhân giống cây Cúc Tần

Tưới nước 

Một điểm khá đặc biệt của cây là chúng không cần nhiều nước để phát triển. Tuy nhiên, bạn hãy chăm chỉ tưới cây mỗi ngày để chúng mọc ra nhiều cành, lá sum suê và trông tươi tốt hơn.

Nếu bạn để chúng ngoài trời thì không cần tưới quá nhiều vào mùa mưa nha. Cuối cùng, điều gây bất ngờ mà chúng mình tìm hiểu được từ những người yêu loại cây này là chúng không bị ảnh hưởng nhiều khi đất bị sũng nước.

Nhiệt độ – Độ ẩm 

Với sức sống mãnh liệt, cây có thể sống ở hầu hết các môi trường khác nhau, ngay cả ở nhiệt độ lạnh. Về độ ẩm, cúc tần Ấn Độ cũng không có quá nhiều yêu cầu về yếu tố này. Nhưng chúng sẽ rất “hạnh phúc” khi được sống ở môi trường có độ ẩm cao tương đương với các khu rừng cận nhiệt đới.

Đất trồng

Bạn có thể trồng loại cây này ở bất kỳ loại đất nào bạn có như đất chua, kiềm, đất khô,…Nhưng chúng mình vẫn khuyên bạn nên chọn một loại đất tơi, xốp, và giàu dinh dưỡng để cây sinh trưởng tốt hơn. 

Theo những người có kinh nghiệm, họ thường trộn thêm phân hữu cơ cho cây cúc tần Ấn Độ của họ để cây lớn nhanh và trông đẹp mắt. 

Phân bón

Bón phân cũng là một cách để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây. Vì thế, bạn có thể bón định kỳ 1-2 tháng/ lần với các loại phân bón cho thực vật ở dạng lỏng hoặc phân Trùn Quế. 

Nhân giống cúc tần Ấn Độ tại nhà

Như chúng ta đã thấy, cúc tần Ấn Độ rất dễ chăm sóc, vậy nhân giống chúng có khó không? Câu trả lời là hoàn toàn không với phương pháp giâm cành. 

cach nhan giong cay cuc tan an do - Tất tần tật về Cúc Tần Ấn Độ - Cách chăm sóc và nhân giống cây Cúc Tần

Điều bạn cần làm đầu tiên là hãy tìm cây khỏe mạnh và chuẩn bị dao, kéo đã khử trùng. Cách tiến hành như sau:

  • Dùng dao, kéo cắt một đoạn cây khoảng 15-20cm  (đoạn cây phải có khoảng 3-4 mắt lá). 
  • Vùi một nửa đoạn cây đã cắt vào chậu đã chuẩn bị đất sẵn. 
  • Bạn cần đặt cây ở nơi thoáng mát và chăm sóc chúng theo hướng dẫn. Sau 2 tuần, cây sẽ ra rễ mới.
  • Khoảng 1 tháng sau, cây đã phát triển ổn định và bạn có thể trồng ở không gian mà bạn thích.

Vấn đề sâu bệnh – cắt tỉa

Cây cúc tần Ấn Độ có khả năng kháng sâu bệnh khá tốt. Tuy nhiên, nếu bạn trồng chúng ở nơi không sạch sẽ, không thường xuyên chăm sóc thì có thể các loại rệp, ve, sâu bệnh  gây hại sẽ xâm nhập vào chúng.

Khi phát hiện sâu bệnh, bạn hãy dùng xịt côn trùng để loại bỏ và vệ sinh không gian sống của chúng sạch sẽ. Ngoài ra, để tạo điều kiện tốt cho cây phát triển, bạn nên thường xuyên cắt bỏ lá già, hỏng hay cành lá quá dày.

Nếu bạn thấy cây mọc quá dày, tạo điều kiện cho muỗi, côn trùng, mẹo cho bạn là đốt vỏ bưởi khô hoặc bồ kết để xuôi đuổi côn trùng khỏi nhà của bạn.

Qua những chia sẻ ở trên, chúng mình tin chắc bạn đang rất muốn sở hữu ngay một loại cây đa năng như cúc tần Ấn Độ đúng không nào? Hãy liên hệ ngay với shop chúng mình để có ngay một “em” cúc tần cực kỳ xanh tốt với giá cả phải chăng nha!

Bài viết có thể bạn quan tâm

Scroll to Top
Scroll to Top