Cây thuỷ sinh được rất nhiều người ưa chuộng bởi sự dễ trồng và phong cách sống đơn giản. Một trong số cây thuỷ sinh có vẻ đẹp giản dị và mang ý nghĩa sâu sắc trong cuộc sống đó là cây lưỡi mèo.
Tên gọi và nguồn gốc cây lưỡi mèo
Cây lưỡi mèo thuộc họ thực vật Agavaceae, có tên gọi khoa học là Sansevieria trifasciata var. Cây lưỡi mèo cùng họ với cây lưỡi cọp nên còn được gọi với cái tên dân gian là cây lưỡi cọp lùn. Cây có nguồn gốc chính ở phía Nam Hoa Kỳ, được trồng rộng rãi ở Châu Âu và Châu Á.
Lưỡi mèo du nhập vào Việt Nam trong thời gian vừa qua và được rất nhiều cửa hàng kinh doanh cây cảnh nhân giống bằng các phương pháp nhân tạo bán ra thị trường với số lượng người mua vô cùng lớn.
Đặc điểm nhận dạng
Lưỡi mèo mọc thành từng bụi, có thể sống ở môi trường trong đất và trong nước. Cây được hình thành bởi các bẹ lá dày và xanh mọng nước. Lá cây có hình thon nhọn như lưỡi kiếm, bề mặt nhẵn nhụi, bóng lưỡng chạy dọc là đường chỉ vàng cùng các vân vằn vện màu trắng.
Lưỡi mèo cao khoảng 10 – 30cm có kích thước nhỏ hơn lưỡi hổ và tốc độ phát triển chậm. Trong quá trình phát triển thì các chồi non sẽ được hình thành bên trong và bung toả dần ra giúp bụi cây to hơn.
Khi đã trưởng thành, cây sẽ cho ra hoa. Hoa mọc thành chùm màu trắng vàng, có mùi thơm dịu dàng. Cây sẽ ra hoa và mùa thu và mùa hè nhưng tỷ lệ ra hoa là rất ít. Quả cây có màu cam tròn và nhỏ.
So với các cây cảnh khác thì lưỡi mèo không có độc, chỉ có một chút dược tính gây chóng mặt cho chó mèo thôi. Vậy nên hoàn toàn yên tâm trồng cây lưỡi mèo khi nhà có trẻ nhỏ nha.
Về phân loại, thì hiện nay lưỡi mèo phổ biến với 2 loại:
- Lưỡi mèo lá màu xanh xám với những sọc màu xanh đậm chạy ngang
- Lưỡi mèo lá xanh đậm kết với các đường vân lá màu vàng kem
Về cơ bản lưỡi mèo thường được trồng trong môi trường thuỷ sinh, đặt trong các bình thuỷ tinh để thấy được toàn bộ vẻ đẹp của cây.
Cách trồng và chăm sóc cây lưỡi mèo
Cây lưỡi mèo được nhân giống bằng cách tách chồi non là chủ yếu. Phương pháp này được gọi là giâm cành.
Cách trồng cây lưỡi mèo:
Bước 1: Chuẩn bị chồi non từ cách giâm cành từ cây mẹ khoẻ mạnh
Bước 2: Cho chồi non vào bình thuỷ tinh. Có thể cho ít thuốc kích thích bộ rễ trong nước
Bước 3: Đặt giống cây đặt vào bình thuỷ tinh đã chuẩn bị. Lưu ý về mức nước để cây không bị úng rễ và thối thân cây.
Nên để chậu vào chỗ râm mát để cây nhanh mọc rễ và sinh trưởng tốt.
Các yếu tố cơ bản cần để chăm sóc cây lưỡi mèo
Nước: là yếu tố quan trọng hàng đầu bởi các chất dinh dưỡng nuôi cây đều bắt nguồn từ nước. Lưỡi mèo sống trong nước nhưng cây hoàn toàn không ưa nước. Vì vậy nên lưu ý mức nước ở mức độ vừa phải. Nếu trồng trong môi trường đất thì chỉ cần twis 3 – 5 lần trên một tuần.
Đất: Nếu trồng cây ở môi trường đất thì nên chọn loại đất thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng. Nên trộn mùn cưa và trấu để tăng độ tơi xốp cho đất.
Nhiệt độ: Nhiệt độ thích hợp để lưỡi mèo phát triển là khoảng 20 -30 độ C. Nên chọn nơi khô ráo có bóng râm.
Ánh sáng: Lưỡi mèo thuộc loại ưa mát, hạn chế ánh nắng gay gắt và trực tiếp chiếu vào cây nếu không cây sẽ bị cháy lá và chết cây.
Ý nghĩa của cây lưỡi mèo trong cuộc sống và trong phong thuỷ
Lưỡi mèo được trồng rộng rãi với mục đích chính là tạo mỹ quan cho không gian nhà cửa và văn phòng, công viên. Cây chủ yếu dùng để trang trí và làm quà tặng dành người thân.
Trong cuộc sống, cây có ý nghĩa thanh lọc không khí và giảm các tạp chất bụi bẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Cây lưỡi mèo có tác dụng hấp thụ các chất độc từ không khí như: Benzen, Carbon Monoxide, Chì, Nicotine, Toluene, Xylene,… những chất này có khả năng gây ung thư cho người. Nhờ cây lưỡi mèo mà không khí xung quanh được trong lành và tươi mát hơn, giúp bạn luôn được thư giãn và xua tan mọi căng thẳng, mệt mỏi.
Trong phong thuỷ, cây lưỡi mèo mang nhiều biểu tượng của sự hưng thịnh và thịnh vượng. Trồng cây lưỡi mèo sẽ mang lại nhiều may mắn, phát tài và bảo vệ gia chủ khỏi những hiểm nguy, tà ma trong cuộc sống
Lưỡi mèo hợp với gia chủ mạng nào và nên đặt ở vị trí nào để cát tường thịnh vượng?
Lưỡi mèo hợp với người mạng Thổ bởi màu sắc này tương thông với những người mang mệnh này. Ngoài ra cây còn hợp với những người mang mạng Kim do những vệt trắng rằn ri trên lá cây hợp màu sắc với người mệnh Kim.
Để cây lưỡi mèo phát huy tác dụng mang lại phong thuỷ thịnh vượng cho gia chủ thì người chơi cây cảnh nên quan tâm những vị trí đặt cây sau:
- Nên đặt trong phòng ngủ để cây cung cấp Oxi, thanh lọc không khí giúp giấc ngủ được an nhiên và giảm mệt mỏi.
- Đặt cây lưỡi mèo trên bàn làm việc để cầu mong mọi việc hanh thông, Sự nghiệp, công danh thuận lợi, cát tường.
- Đặt vào các vị trí trong phòng khách để vừa có thể trang trí cho không gian nhà mà còn mang ý nghĩa đem lại nhiều may mắn, vận khí tốt và thu hút không khí và điềm lành cho gia đình.
Khi đặt cây lưỡi mèo ở các vị trí thì cũng nên lưu ý hướng cây. Tốt nhất là nên đặt cây ở hướng Đông và hướng Tây để gia đình đại cát đại lợi.