Voucher

Cây xanh HCM

Tất tần tật về cách trồng, cách chăm sóc và ý nghĩa phong thuỷ của cây lưỡi hổ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on tumblr
Tumblr
Share on telegram
Telegram

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ – Cây lưỡi hổ là loại cây được trồng trong nhà ngoài làm đẹp nó còn có ý nghĩa về phong thủy giúp xua đuổi tà ma, mang lại vận may cho gia chủ. Chính vì vậy, chúng đang được rất nhiều người yêu thích và được nhiều người lựa chọn làm quà tặng cho người thân, bạn bè hay đối tác với ý nghĩa chúc may mắn, cầu bình an và tài lộc.

Thế nhưng làm sao để cây được tươi tốt nhất thì hãy cùng Cây xanh HCM đi tìm hiểu về cây lưỡi hổ cũng như cách chăm sóc cây lưỡi hổ nhé!

Nguồn gốc và tên gọi của cây lưỡi hổ

Cây lưỡi hổ còn được gọi là cây lưỡi cọp, cây vằn cọp, cây lưỡi hùm hoặc hổ vĩ. Ở nhiều quốc gia khác nhau thì cây có nhiều tên gọi phù hợp với bản sắc của quốc gia đó.

Lá lưỡi hổ cứng, dài và rộng thường mọc thành bụi 5-6 lá, có màu xanh, vằn vện xanh, 2 bên có viền vàng chạy dọc mép xung quanh lá. Chiều cao trung bình của chúng khoảng 50cm.

Những tán lá rộng có công dụng hút chất độc và khí cacbonic, đồng thời nhả oxy để thanh lọc không khí trong phòng. Do vậy, đa số mọi người đều trồng cây lưỡi hổ trong nhà.

Chúng ta hiếm khi thấy được hoa của lưỡi hổ. Chúng có màu trắng nhạt, chia thành nhiều cánh hoa dài và nhỏ.

Ngoài ý nghĩa về phong thủy, cây lưỡi hổ giúp xua đuổi tà ma, mang lại sự may mắn, tài lộc cho gia chủ thì chúng còn là bài thuốc quý chữa khàn tiếng, ho, viêm họng bằng cách lấy 6-12g lá lưỡi hổ, rửa sạch sau đó nhai cùng muối, ngậm và nuốt dần.

Khoác trên mình dáng vẻ mạnh mẽ, cứng cáp, màu sắc xanh tươi của lá, cây lưỡi hổ phát huy tác dụng cao trong việc trang trí nội thất. Bạn có thể đặt cây trong nhà, phòng làm việc, ban công, hành lang,…

cay luoi ho nho - Tất tần tật về cách trồng, cách chăm sóc và ý nghĩa phong thuỷ của cây lưỡi hổ

Được biết, cây lưỡi hổ có tên khoa học là Sansevieria Trifasciata thuộc họ Măng tây, có nguồn gốc từ phía Tây Châu Phi ở Nigeria. Cây có khả năng chịu hạn tốt và lá cây mọng nước có thể thích khi ở điều kiện thiếu ánh sáng cực kì tốt.

Đặc điểm nhận dạng và phân loại cây lưỡi hổ

Đặc điểm của cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ thường mọc thành bụi, có lá màu xanh vằn vện xanh bóng và mọng nước. Thân lá cứng và dày nhọn về phía hai đầu vươn khẳng khiu từ gốc lên ngọn.

Khi trưởng thành cây có chiều cao có thể trên 1m5, cây thông thường phát triển ở khoảng 30 đến 100cm.

Lá cây có các vằn pha các đốm trắng, 2 bên có viền vàng chạy dọc mép xung quanh lá. Trái ngược với vẻ bề ngoài cứng cáp thì hoa cây lưỡi hổ có vẻ ngoài mềm mại. Hoa có màu trắng nhạt vàng ngà với 6 cánh mềm và thuôn dài.

Phân loại cây lưỡi hổ

Hiện nay trên thế giới có hơn 70 loại cây lưỡi hổ với hình dáng và kích thước khác nhau. Ở thị trường Việt Nam thì các cửa hàng chuyên kinh doanh cây cảnh có khoảng hơn 10 loại giống cây phổ biến như sau: Cây lưỡi hổ cọp, lưỡi hổ vàng đen, lưỡi hổ đen, lưỡi hổ đen Robusta, lưỡi hổ Whitney, lưỡi hổ vàng Hahnii, lưỡi hổ trắng, lưỡi hổ vàng lửa, lưỡi hổ Moonshine, Lưỡi hổ Futura,…

cay luoi ho nguon goc - Tất tần tật về cách trồng, cách chăm sóc và ý nghĩa phong thuỷ của cây lưỡi hổ

Cách trồng và cách chăm sóc cây lưỡi hổ

Cách trồng cây lưỡi hổ tại nhà

Đầu tiên là bước chọn giống, nên chọn cây mẹ khỏe mạnh ít sâu bệnh để ươm giống.

Cách trồng cây lưỡi hổ đơn giản nhất là cách tách lá. Chúng ta sẽ tách lá non đang phát triển từ cây mẹ, sau đó đem giâm vào chậu đất tơi xốp và nhiều dinh dưỡng. Cây gốc và cây con sẽ tự liền sẹo ở gốc cắt, chăm sóc dần thì một thời gian cây con sẽ phát triển.

Chăm sóc cây lưỡi hổ

cham soc cay luoi ho - Tất tần tật về cách trồng, cách chăm sóc và ý nghĩa phong thuỷ của cây lưỡi hổ

Lưỡi hổ là cây có sức sống mãnh liệt và có thể thích nghi ở môi trường không thuận lợi. Vậy nên việc chăm sóc cây lưỡi hổ rất đơn giản. Để cây phát triển tốt nhất và có thể ra hoa thì phải quan tâm các vấn đề sau:

Về đất trồng: nên chọn loại đất tơi xốp và có khả năng thoát nước tốt để tránh tình trạng gây ngập úng cho cây.

Ánh sáng

Lưỡi hổ có thể sống ở điều kiện ánh sáng yếu, tuy nhiên để cây sinh sôi mạnh mẽ thì nên kết hợp trồng cây tại những nơi có ánh sáng vừa phải hoặc nơi có bóng râm.

Nước

Cây lưỡi hổ không cần nhiều nước nhưng không vì thế mà bạn chủ quan việc tưới nước cho cây. Tất cả các loài thực vật hay động vật đều cần có nước thì mới phát triển được, dù ít hay nhiều, nước cũng là một phần quan trọng để cây phát triển được tốt nhất.

Vậy đối với cây lưỡi hổ, tưới nước như nào là hợp lý?Bạn có thể tưới 1 tuần/ 1 lần hoặc 2-3 tuần tưới 1 lần phụ thuộc vào độ khô của đất nên bạn hãy kiểm tra đất trước khi tưới nhé, tránh tình trạng thừa nước khiến lá bị nhạt màu, cây thối rễ mà chết.

Việc kiểm tra đất cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần quan sát lớp đất mặt đã khô hẳn chưa và chọc tay vào đất xem còn ẩm không.

Độ ẩm

Chọn những nơi có độ ẩm vừa phải, có thể cung cấp độ ẩm thích hợp bằng cách phun sương trên lá cây.

Phân bón

sức sống dẻo dai nên cây lưỡi hổ cũng không cần thiết phải sử dụng phân bón. Nhung muốn cây ra hoa thì nên kết hợp chăm bón với liều lượng phân bón thông thường vừa phải. Nên bón lượng nhỏ phân NPK khi cây đang ở độ tuổi phát triển

Nhiệt độ

Lưỡi hổ là loại cây không chịu được rét, cho nên nhiệt độ 20-30 độ C là nhiệt độ phù hợp để cây phát triển khỏe mạnh. Nếu nhiệt độ không phù hợp, cây sẽ chậm phát triển hoặc sẽ chết. Vì thế, bạn nên chú ý đến nhiệt độ để lựa chọn khoảng thời gian phù hợp trồng cây và chăm sóc cây.

Lưu ý cây lưỡi hổ cũng gặp các vấn đề về sâu bệnh như: đốm lá, úng rễ,… nếu phát hiện kịp thời thì nên tách nhánh bệnh ra khỏi bụi cây để tránh lây lan cho các nhánh cây khác.

Cây lưỡi hổ hợp mệnh gì? Ý nghĩa phong thuỷ đối với gia chủ

Lưỡi hổ trước nay được xem là tương sinh với người mạng Thổ và Kim. Do màu sắc của cây có viền vàng và xanh mà người mạng Thổ và mạng Kim lại có bản mệnh màu sắc tương tự như vậy.

Vì vậy người có mệnh Thổ và mạng Kim nên lựa chọn cây lưỡi hổ trang trí trong nhà để góp phần đem lại ý nghĩa phong thuỷ như đem lại vận may, xua đuổi tà khí, phù hộ công việc hanh thông, sự nghiệp phát triển cho những người mang mệnh này.

phong thuy cay luoi ho - Tất tần tật về cách trồng, cách chăm sóc và ý nghĩa phong thuỷ của cây lưỡi hổ

Gia chủ mệnh Thổ và mệnh Kim khi lựa chọn không gian để đặt cây lưỡi hổ thì nên lựa vị trí có hướng Đông hoặc Đông Nam, đặt ở những nơi có ánh sáng chiếu vào và không gian không được khép kín thì mới đem lại phong thuỷ cho gia đình.

Trong không gian làm việc, nên đặt chậu cây lưỡi hổ nhỏ trên bàn làm việc sẽ giúp thanh lọc không khí, giảm căng thẳng và tập trung làm việc.

Cây lưỡi hổ nên đặt ở đâu trong nhà?

Lưỡi hổ là loại cây nội thất. Vậy nên đặt chúng ở đâu trong nhà cho phù hợp.

Đặt cây lưỡi hổ trong phòng khách

Phòng khách là nơi thể hiện sở thích cũng như phong cách của gia chủ. Đây cũng là nơi tiếp đón khách đến chơi nhà, tạo ấn tượng đặc biệt với từng vị khách.

Trong phòng khách, bạn có thể đặt cây lưỡi hổ ở cạnh ghế sô-pha hoặc bên cạnh tủ/ kệ tivi. Xét theo phong thủy, bạn hoàn toàn có thể đặt 2 chậu lưỡi hổ ngay lối ra vào nhằm xua đuổi những điều rủi ro, thu hút tài lộc, may mắn cho căn nhà của bạn.

Đặt cây lưỡi hổ trong phòng ngủ

Tác dụng của cây lưỡi hổ là hấp thụ khí độc, cacbonic,… và thải ra khí oxy vào ban đêm, chúng giúp quá trình hô hấp của con người có thêm oxy. Vì thế, bạn lựa chọn phòng ngủ là nơi đặt cây cũng rất thích hợp mà không sợ bị ngạt thở.

Cây lưỡi hổ trên bàn làm việc

Không chỉ hấp thụ nhiều khí độc và thải ra khí oxy mà cây lưỡi hổ còn hấp thụ được các bức xạ điện tử. Khi bạn ngồi làm việc, tiếp xúc với máy tính quá lâu, lưỡi hổ đã giúp bạn hấp thụ hết các tia tử ngoại của máy tính, nó giúp cho không gian làm việc của bạn thoáng đãng hơn cũng như bạn sẽ có nhiều năng lượng hơn trong công việc.

Lợi ích của cây lưỡi hổ trong cuộc sống

Cây lưỡi hổ có nhiều tác dụng chữa bệnh

Chữa các bệnh liên quan đến da như: bỏng da, cháy nắng,… Lưỡi hổ có tính mát, nên dịch lá có tác dụng tốt trong việc bôi các bệnh ngoài ra, làm dịu các vết bỏng và các bệnh viêm da khác

Chữa ho, viêm họng: Lấy lá lưỡi hổ rửa sạch sau đó nhai với muối ngậm nước, đều đặn 1 tuần 2 lần sẽ có tác dụng chữa khản tiếng, viêm họng, ho khan.

tac dung cay luoi ho - Tất tần tật về cách trồng, cách chăm sóc và ý nghĩa phong thuỷ của cây lưỡi hổ

Có tác dụng trị các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá: Cây lưỡi hổ có chứa các chất như Aloin, Aloe-emodin và Barbaloin. Có tác dụng giúp dạ dày được co bóp đều, kích thích tiêu hóa tốt, trị chứng trào ngược axit, đầy hơn khó tiêu, ợ hơi, ngoài ra còn có tác dụng giúp nhuận tràng, lợi gan, giảm nóng trong người.

Cây lưỡi hổ có tác dụng thanh lọc không khí

Cây lưỡi hổ có tác dụng thanh lọc không khí trong nhà rất tốt. Với khả năng hấp thụ hơn 170 loại độc tố gây hại, lưỡi hổ cực kì hiệu quả trong việc phòng ngừa ô nhiễm môi trường và không khí.

Vào ban đêm cây lưỡi hổ sản sinh ra khí O2 giúp gia chủ thoải mái và ngủ sâu giấc, có tác dụng an thần.

Phòng sâu bệnh

Rệp sáp và nhện đỏ thường xuất hiện ở cây lưỡi hổ. Đây là hai loại sâu bệnh chính gây hại cho cây. Mỗi khi tưới nước cho cây, bạn nên kiểm tra các tán lá để tìm sâu bọ. 

Để loại bỏ rệp sáp, bạn có thể nhỏ một lượng cồn nhỏ lên chúng. Đối với nhện đỏ, bạn nên dùng khăn ấm để lau lá cây cũng như loại bỏ nhện đỏ. Sâu bệnh xuất hiện là dấu hiệu của việc cây đang không được khỏe mạnh, bạn nên xem lại cách chăm sóc và phục hồi lại sức khỏe của cây để ngăn ngừa được sâu bọ.

Ngoài vấn đề sâu bệnh, cây lưỡi hổ có thể gặp các bệnh khác như thối gốc, đốm lá, lá bị thâm đen và mềm, lá bị nhạt màu… Nguyên nhân của những bệnh này là do cây đang bị thừa nước, nhiệt độ quá thấp và do thiếu ánh sáng.

Để phòng ngừa các bệnh trên, hãy giữ cho môi trường trồng cây luôn ở tình trạng thông thoáng, đầy đủ ánh sáng, nhiệt độ phù hợp.

Bài viết có thể bạn quan tâm

Scroll to Top
Scroll to Top