Cây Vạn Niên Thanh là một loại cây phổ biến hiện nay, được mọi người yêu thích và trồng rất nhiều bởi vì nó có khả năng lọc không khí cao, cung cấp oxi, tạo cảm giác thoải mái, khỏe khắn để tiếp tục làm việc và học tập.
Bên cạnh đó cây Vạn Niên Thanh còn được xem là một cây phong thủy mang đến may mắn cho người trồng, giúp tài lộc dồi dào, mọi chuyện thuận lợi kể cả công việc hay cuộc sống. Không chỉ vậy mà nó còn được biết đến với nhiều công dụng khác được dùng để chữa bệnh…
Giới thiệu về cây Vạn Niên Thanh
Cây Vạn Niên Thanh là một loại cây thuộc họ Ráy, có tên theo tiếng anh là Dieffenbachia Amoena, có nguồn gốc từ Brazil và Colombia.
Cây Vạn Niên Thanh thuộc loại thân thảo, rễ cây khá ngắn mọc thành chùm và mập.
Lá cây Vạn Niên Thanh có màu xanh và ở giữa phiến lá có màu trắng, lan dần dần ra đến lá.
Cây Vạn Niên Thanh có tuổi thọ cao, rất dễ trồng và chăm sóc vì vậy nó thường được dùng để trang trí làm kiểng trong nhà.
Hoa của cây Vạn Niên Thanh mọc riêng lẻ và có màu trắng, chỉ nở trong điều kiện thời tiết mát, trong lành.
Nhiều người vẫn lầm tưởng cây trầu bà và cây Vạn Niên Thanh là giống nhau nhưng thực ra nói một cách chính xác hơn thì trầu bà là thuộc dạng leo, còn cây Vạn Niên Thanh thuộc dạng thân.
Ngoài ra cây Vạn Niên Thanh còn một vài lợi ích chữa bệnh mà ít ai biết đó là nó có thể kiểm soát được sự lây lan của các tế bào ung thư, được dùng làm thuốc lợi tiểu, thanh nhiệt cơ thể, có thể cầm máu hay chữa các bệnh có liên quan về bạch hầu.
Cách chăm sóc cây Vạn Niên Thanh
Cây Vạn Niên Thanh được chia làm 2 loại là cây Vạn Niên Thanh trồng đất và cây Vạn Niên Thanh thủy sinh (cây Vạn Niên Thanh trồng dưới nước), vì vậy cách chăm sóc cũng khác nhau
Cây Vạn Niên Thanh trồng trong đất
Cây Vạn Niên Thanh cũng giống như họ hàng nhà Ráy vì vậy khi chăm sóc cũng cần chú ý đến các yếu tố như ánh sáng, phân bón và lượng nước để tạo độ ẩm cho cây.
Ánh sáng thích hợp: Cây Vạn Niên Thanh là loại cây ưa bóng râm, nên chính vì vậy mà cây cần được đặt ở những nơi thoáng đãng, mát mẻ như đặt ở gần cửa sổ, hành lang, phòng làm việc…
Trường hợp cây sống trong máy lạnh có hấp thụ ánh sáng của đèn huỳnh quang thì nên một tuần đem cây ra ngoài phơi nắng để cây có thể tươi hơn.
Cách tưới nước cho cây: nên tưới nước cho cây 1 – 2 lần một tuần, đối với những cây lớn mỗi lần tưới khoảng 500 – 800 ml nước. Còn đối với cây sống ở phòng có máy lạnh thì chỉ tưới mỗi tuần 1 lần là đủ.
Đất trồng cây: tốt nhất là nên trồng cây trong loại đất tơi xốp, để có đủ độ ẩm cho cây. Để cây có thể phát triển hơn, hấp thụ được nhiều dinh dưỡng và các dưỡng chất thì khoảng 2 năm nên thay đất mới cho cây 1 lần.
Ngoài ra để có thể giúp cây quang hợp tốt hơn, phát triển vượt trội hơn thì phải thường xuyên lau lá cho cây.
Cây Vạn Niên Thanh thủy sinh (trồng dưới nước)
Cách trồng cây Vạn Niên Thanh thủy sinh cũng khá đơn giản và dễ dàng.
Các yêu cầu về ánh sáng của cây Vạn Niên Thanh thủy sinh cũng giống như cây Vạn Niên Thanh trồng trong đất.
Tuy nhiên đối với loại cây này thì không nên tưới nước thường xuyên, hay quá nhiều mà chỉ cần tưới vừa đủ với 2 tuần/ lần là được.
Bên cạnh đó việc thay nước hàng tháng sẽ giúp cho cây mau phát triển và khỏe mạnh hơn.
Cách trồng cây Vạn Niên Thanh
Để có thể trồng cây Vạn Niên Thanh thì trước hết phải trộn đất với các loại vật liệu tơi xốp như: xơ dừa, mùn cưa hay trấu… để có thể tăng độ ẩm.
Trộn theo tỉ lệ 2:1 có nghĩa là đất phải gấp đôi số xơ dừa, trấu…
Chờ cho đến khi cây Vạn Niên Thanh đâm rễ thì cho vào chậu, và phải thấp hơn miệng chậu cây khoảng 3 – 5 cm. Sau đó tưới nước và chờ đến khi cây lớn dần.
Đối với cây Vạn Niên Thanh trồng trong nước thì chỉ cần đổ nước khoảng 2/3 bình chứa, có thể cho thêm vài giọt thủy sinh dinh dưỡng để kích thích cho cây nhanh phát triển.
Sau khi đã ra rễ thì đem đặt ở nơi có bóng râm và thoáng mát hơn.
Cây Vạn Niên Thanh hợp mạng gì?
Theo phong thủy, cây Vạn Niên Thanh hợp với mọi mệnh trong ngũ hành tương sinh. Cây Vạn Niên Thanh đặc biệt hợp với người mang mệnh Thủy và mệnh Kim bởi vì lá cây có 2 màu sắc đặc trưng là xanh lá và trắng.
Mệnh Thủy và mệnh Kim khi trồng cây Vạn Niên Thanh sẽ gặp dữ hóa lành, luôn gặp điều may mắn, thuận lợi, đặc biệt là sự nghiệp sẽ càng ngày càng đi lên.
Đặc biệt là những người mang tuổi Thìn khi sở hữu cây Vạn Niên Thanh sẽ được ví như rồng gặp được mây. Cây Vạn Niên Thanh sẽ đem lại may mắn, phúc lộc cho người tuổi Thìn.
Mọi chuyện đối với người tuổi Thìn sẽ trở nên vô cùng dễ dàng đạt được từ công việc đến cuộc sống hôn nhân, tài lộc đầy nhà, gia đình sung túc, con cháu đầy đàn.
Ngoài ra những người cần đến sự may mắn, thay đổi phong thủy để kinh doanh, đầu tư, chơi chứng khoán cũng là những người thích hợp để trồng cây, giúp thu hút sinh khí, tài lộc dồi dào.
Cây Vạn Niên Thanh thích hợp đặt ở vị trí nào trong nhà?
Cây Vạn Niên Thanh có đặc tính ưa bóng râm và nơi có khí hậu mát mẻ nên thường phải được đặt trong nhà.
Nơi thích hợp nhất để đặt cây là ở hướng Đông Nam cạnh các cửa sổ, trên bàn làm việc, trong phòng đọc sách, phòng khách.
Cây Vạn Niên Thanh có lợi ích cung cấp oxi, tạo không gian trong lành, mát mẻ, tạo cảm giác thoải mái giúp tinh thần minh mẫn, tỉnh táo hơn để tập trung vào làm việc hay học tập.
Và một điều đáng lưu ý là nên đặt cách xa tầm tay trẻ em vì mặc dù chất độc tố của cây chứa rất ít không nguy hại đến sức khỏe nhưng nếu lỡ ăn phải lá cây thì lưỡi sẽ bị ngứa họng, lưỡi sẽ có màu đỏ và môi sẽ bị tê.