Có lẽ chưa một loài cây nào mang đến ấn tượng đặc trưng về mùi hương như cây nguyệt quế. Loại cây này có sức hút lạ kỳ bởi hương thơm ngào ngạt từ những bông hoa trắng nhỏ xíu. Nếu bạn muốn tìm hiểu cách trồng cây nguyệt quế cho nhiều hoa, đừng bỏ qua bài viết này.
Đặc điểm của cây nguyệt quế
Cây nguyệt quế còn được gọi là cây nguyệt quất, đơn giản vì hình dáng của cây hoa nguyệt quế khá giống với cây quất trưng trong ngày Tết.
Cây nguyệt quế có tên khoa học là Murraya paniculata, là một loài cây thuộc họ Cam Rutaceae.
Đây là giống cây có nguồn gốc từ Châu Á, tại Việt Nam, nguyệt quế thường được ưa chuộng vì có hương thơm đặc biệt và hơn hết, cây nguyệt quế có thể làm cây bonsai rất đẹp mắt.
Dưới đây là một vài đặc điểm của cây nguyệt quế.
Thân cây
Nguyệt quế là loại cây thuộc loại thân gỗ nhỏ, cây có thân thẳng và tán lá xum xuê.
Khi còn non, thân cây có màu xanh nhạt và nhẵn, khi già sẽ đổi sang màu vàng nhạt hoặc nâu, lúc này thân cây xù xì và có nhiều gân guốc hơn.
Một cây hoa nguyệt quế khi trưởng thành sẽ có kích thước từ 5 – 8m, đối với cây trưng trong nhà, người ta sẽ ưu tiên những cây có kích thước nhỏ hơn, từ 70cm – 100cm.
Cành nguyệt quế
Cây hoa nguyệt quế có nhiều cành được phân nhánh từ gốc, cành chính của cây thường dài hơn những cành còn lại và tạo thành tán rộng.
Lá cây
Loại cây này có lá nhỏ hình bầu dục, trông gần giống lá cây quất, lá cây mọc xen kẽ nhau và có màu xanh lá mạ, lá già sẽ có màu xanh thẫm và dày hơn, mép lá nhẵn, không có răng cưa.
Hoa nguyệt quế
Hoa nguyệt quế chính là nơi tạo nên hương thơm đặc trưng cho loại cây này.
Hoa nguyệt quế thường mọc thành chùm, hoa có 5 cánh màu trắng và có mùi hương rất đặc trưng.
Chỉ cần đi ngang qua những cây đang nở hoa là bạn đã ngửi được mùi hương mà không cần ghé sát vào.
Quả
Quả nguyệt quế có dạng hình cầu hoặc hình trái trứng, kích thước của quả nguyệt quế thông thường sẽ nhỏ hơn quả quất.
Khi non, quả có màu xanh đậm, khi chín sẽ chuyển sang màu vàng cam, quả nguyệt quế có múi giống như chanh, mọng nước và có nhiều hạt nhỏ.
Cây nguyệt quế có công dụng gì? Cây có ý nghĩa gì trong phong thủy
Cây nguyệt quế hiện nay rất được ưa chuộng, vì đây là loại cây không chỉ mang lại hương thơm mà còn có nhiều công dụng cũng như có ý nghĩa đặc biệt trong phong thủy.
Công dụng
Cây hoa nguyệt quế thường được trồng như một loại cây cảnh ở trước nhà, ngoài ra có thể trồng cây ở trong chậu và trong khuôn viên, sân vườn.
Cây hoa nguyệt quế cũng thường được trồng để tạo tiểu cảnh, trồng hai bên đường đi.
Ngoài dùng để trang trí thì cây nguyệt quế với đặc điểm thân gỗ, rất thích hợp dùng làm cây bonsai, tạo ra nhiều dáng cây độc đáo.
Một công dụng khá nổi bật của cây nguyệt quế đó chính là công dụng chữa bệnh, làm thuốc, nguyệt quế có thể dùng là thuốc giảm đau, chống oxy hóa và chống viêm rất hiệu quả.
Một công dụng ít được biết đến của cây nguyệt quế đó chính là làm gia vị, lá cây nguyệt quế rất hay được dùng để tạo ra hương vị thơm ngon cho các món ăn.
Ý nghĩa phong thủy
Trong phong thủy, cây nguyệt quế được coi là loại cây có thể xua đuổi điều xui rủi và tà ma.
Ngoài ra, lá cây nguyệt quế thường được kết thành vòng nguyệt quế để trao thưởng cho những người dành chiến thắng trong những cuộc thi vì loại cây này biểu trưng cho sự thành đạt, may mắn.
Cây nguyệt quế là biểu tượng của sự thành công, may mắn, chính vì vậy khi trồng cây này trong nhà sẽ mang lại nhiều tài lộc, vận may cho gia chủ.
Cách trồng cây nguyệt quế cho nhiều hoa
Để trồng cây nguyệt quế không khó, tuy nhiên bạn cần tham khảo cách trồng và chăm sóc khoa học để cây cho nhiều hoa nhất.
Cách trồng
Cây nguyệt quế là loại cây không kén đất trồng, tuy nhiên để cây phát triển tốt, bạn nên chọn đất có độ tơi xốp và đầy đủ chất dinh dưỡng.
Loại đất để nguyệt quế phát triển tốt nhất là đất pha cát, 5 – 7 độ PH kết hợp với trấu mục và xơ dừa.
Có thể bón lót thêm một chút phân gà đã ủ mục hoặc phân bò trước khi trồng, nếu không có 2 loại phân trên, bạn có thể dùng phân vi sinh để bón lót.
Tiến hành trồng cây bằng cách đào hố có kích thước phù hợp với kích thước của cây giống, vùi đất không quá 2 – 3cm với mặt bầu đất và nén chặt xung quanh miệng hố.
Cách chăm sóc
Sau khi trồng cây nên tưới nước ngay để đất giữ được độ ẩm và cây được tươi mát.
Nếu trồng cây trong mùa nắng, cần có biện pháp che chắn để cây không bị héo hay cháy nắng vì lúc này cây chưa bén rễ nên rất dễ bị ảnh hưởng.
Sau khoảng 5 – 7 ngày, cây nguyệt quế bắt đầu bén rễ, lúc này bạn có thể sử dụng thuốc kích rễ pha với nồng độ được lưu ý trên bao bì để tưới nhỏ giọt vào gốc cây, mỗi ngày 2 lần, tưới kích rễ cần cách nhau từ 5 – 7 ngày là hợp lý.
Bạn cần bón thêm những loại phân bón lá cho đợt mầm đầu tiên của cây để cây cho chồi to và khỏe hơn.
Nếu bạn trồng cây trong chậu, cần tiến hành thay đất trong vòng 3 – 5 tháng để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây.
Khi thay đất, không nên loại bỏ hoàn toàn đất cũ mà chỉ thay một nửa, phần đất còn lại cho thêm phân chuồng đã hoai mục và đất mới và xới đều, sau đó cho cây vào lại chậu.
Một mẹo rất hay để cây nguyệt quế cho nhiều hoa đó chính là có thể dùng đậu nành nghiền mịn và bón cho cây, với khoảng cách 3 tháng một lần, kết hợp thêm nước vo gạo sẽ giúp cây sinh trưởng rất tốt, cho nhiều hoa.
Nguyệt quế là một loại cây cho hoa nhiều nếu biết cách chăm sóc hợp lý. Bạn có thể trồng cây nguyệt quế ở trước nhà, hai bên cổng, hai bên đường đi hoặc trồng trong chậu để trang trí.
Bên trên là toàn bộ kinh nghiệm trồng và chăm sóc để cây nguyệt quế ra nhiều hoa, bạn chỉ cần thực hiện theo hướng dẫn là đã có cho mình một cây nguyệt quế vừa đẹp mắt, vừa có hương thơm lại vừa đem lại sự may mắn.