Với tán cây to và sắc hoa tím độc đáo, cây bằng lăng thường được trồng tại sân vườn, công viên, tạo bóng mát cho những khuôn viên rộng lớn. Nếu bạn chưa biết cây bằng lăng là cây gì, cách trồng và chăm sóc loại cây này ra sao, hãy cùng cây xanh hcm tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé.
Giới thiệu cây bằng lăng
Cây bằng lăng có khá nhiều loại cũng như nhiều màu sắc khác nhau như: tím, hồng, đỏ, trắng,…tuy nhiên loại bằng lăng phổ biến mà chúng ta thường thấy nhất có lẽ là cây bằng lăng màu tím.
Nếu phân loại theo giống thì loại cây này bao gồm: bằng lăng tím và bằng lăng ổi, bằng lăng ổi có vỏ cây màu nâu vàng, giống như thân cây ổi, bằng lăng tím có thân màu nâu đen.
Bằng lăng có nguồn gốc ở Châu Úc và Châu Á, với nhiều đặc điểm hữu ích, loại cây này được nhân giống và trồng ở hầu hết các nước trên thế giới.
Riêng tại Việt Nam, bạn có thể dễ dàng bắt gặp cây bằng lăng ở bất kỳ đâu, từ vùng nông thôn cho đến thành phố.
Cây bằng lăng thuộc loại cây gỗ lâu năm, thân cây mọc thẳng, chiều cao trung bình của loại cây này khoảng 5 – 10m, có cây cao đến 15m.
Thân cây bằng lăng khá nhẵn, nhưng khi già vỏ cây sẽ bong tróc tạo thành những mảng dọc theo thân cây.
Cây bằng lăng có nhiều nhánh, với tán lá khá rộng, tạo bóng mát cho khu vực xung quanh.
Lá bằng lăng có hình elip, màu xanh đậm, hoa bằng lăng thường có 6 cánh với độ xoăn tạo nên vẻ đẹp đặc trưng cho hoa bằng lăng.
Cây bằng lăng trồng có khó không?
Bằng lăng là loài cây nhanh lớn và khá dễ chăm sóc, bạn có thể tham khảo cách trồng và chăm sóc cây bằng lăng qua phần tiếp theo của bài viết để có được những phương pháp trồng cây hiệu quả.
Cách trồng
Cây bằng lăng là loại cây ưa sáng, cây phát triển tốt trong môi trường đất tơi xốp, đất mùn thoát nước tốt.
Trước khi trồng cây 1 tháng nên trộn đất với phân bón để cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.
Để cây bằng lăng phát triển tốt, bạn nên trồng cây vào khoảng tháng 5 – tháng 6.
Trước khi trồng bằng lăng, nên đào hố trước 1 tháng với kích thước hố lớn hơn kích thước bầu cây khoảng 25 – 30cm là tốt nhất, lưu ý trộn đều lớp đất trên bề mặt hố với vôi và phân bón sau đó dồn vào hố trồng cây.
Cây bằng lăng khi trưởng thành sẽ có kích thước khá lớn, chính vì vậy nếu trồng nhiều, bạn nên để khoảng cách giữa các cây từ 3 – 4m.
Cách chăm sóc
bằng lăng là loại cây lớn khá nhanh và dễ chăm sóc, chỉ cần đảm bảo cung cấp đủ lượng nước cho cây khi mới bắt đầu trồng để cây bén rễ và phát triển.
Sau khi bón phân cho cây bạn cần tưới thêm nước để lá cây không bị khô.
Trong 2 – 3 năm đầu trồng cây, bạn có thể bón cho cây từ 5 – 10kg phân chuồng, 150g/1 cây/1 năm phân NPK, khi cây lớn bạn nên tăng dần lượng phân bón.
Đối với cây bằng lăng mới trồng, cần vệ sinh, phát quang khu vực quanh gốc cây, làm sạch cỏ và giữ ẩm cho đất, đồng thời để ý sâu bệnh vì cây non có khả năng đề kháng với sâu bệnh kém.
Nếu cây mắc bệnh nấm, bạn nên dùng dung dịch boóc đô 1% hoặc COC 85 với liều lượng 25gr cho khoảng 8 lít nước, phun đều dung dịch lên mặt lá, định kỳ 1 tuần 1 lần.
Ngoài ra với bệnh sâu ăn lá, bạn có thể dùng thuốc bassa 50ND, Methyl parathion 0,1%.
Với bệnh thối rễ, bạn nên sử dụng dung dịch booc đô 1% hoặc sử dụng thuốc Benlate phun lên mặt luống trồng.
Ý nghĩa và tác dụng của cây bằng lăng
Có thể bạn đã biết, cây bằng lăng là loại cây thân gỗ, cho hoa rất đẹp mắt, nhưng liệu bạn đã biết về ý nghĩa và tác dụng của loại cây này. Nếu chưa biết về những điều này, đừng bỏ qua nội dung dưới đây của bài viết nhé.
Ý nghĩa
Cũng giống như bất kỳ loại hoa nào, hoa bằng lăng cũng mang trong mình màu sắc và ý nghĩa riêng.
Hoa bằng lăng với sắc tím mộng mơ đặc trưng, được coi là biểu tượng của sự chung thủy và yêu thương, chính vì ý nghĩa này mà cây bằng lăng đã xuất hiện khá nhiều trong văn thơ Việt Nam, là nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ.
Ngoài ý nghĩa trên, sắc tím của cây bằng lăng còn thể hiện cho tương lai tốt đẹp, tươi sáng.
Hoa bằng lăng thường nở vào mùa hè, chính vì vậy, giống như hoa phượng, hoa bằng lăng cũng gắn liền với những kỷ niệm của các thế hệ học trò.
Tác dụng
Sắc tím mộng mơ của hoa bằng lăng kết hợp với màu xanh của lá cây đã tạo nên những khung cảnh rất đẹp mắt và lãng mạn.
Tán cây trải rộng với nhiều lá, tạo ra bóng mát rất tuyệt vời, chính vì tác dụng này mà cây bằng lăng thường được trồng ở công viên, khuôn viên nhà ở, đường phố,…để lấy bóng mát.
Ngoài tạo ra những mảng xanh đẹp mắt, bằng lăng còn giúp điều hòa không khí cho khu vực xung quanh.
Có thể bạn chưa biết, lá bằng lăng có tác dụng hạ đường huyết, giảm chứng đau dạ dày nhờ chứa nhiều corosolic acid. Ngoài ra vỏ cây và lá cây còn có thể hãm trà uống, có tác dụng nhuận tràng.
Hạt bằng lăng được biết đến với công dụng an thần, hỗ trợ rất tốt cho những người thường xuyên mất ngủ.
Ngoài tác dụng trong y học, thân bằng lăng còn được ứng dụng để làm thuyền và làm một số đồ gỗ xây dựng vì có độ cứng, bền.
Nên trồng cây bằng lăng ở vị trí nào?
Cây bằng lăng có tán lá rộng, hoa mọc thành chùm và cho màu sắc rất nổi bật, tạo nên thẩm mỹ cho cảnh quan.
Nhờ có tán lá rộng, dễ chăm sóc nên cây bằng lăng thường được trồng tại những công trình lớn, trường học, cảnh quan đô thị, công viên hoặc trong sân vườn.
Nếu bạn sở hữu sân vườn và muốn tạo thêm bóng mát cho sân, có thể lựa chọn bằng lăng để trồng vì đây là một loại cây dễ thích nghi.
Ngoài trồng trong sân vườn, bạn cũng có thể trồng cây bằng lăng ở hai bên cổng nhà, mỗi khi cây ra hoa, ngôi nhà của bạn sẽ thêm lung linh, đẹp mắt.
Cây bằng lăng là loài cây cho hoa nhiều, với sắc tím mộng mơ, đẹp mắt. Nếu có ý định trồng cây, bạn có thể tham khảo về cách trồng và chăm sóc cây để cây bằng lăng sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh, tạo bóng mát và tăng độ thẩm mỹ cho không gian.