Cây Đinh Lăng là một loại cây khá phổ biến và quen thuộc với mọi người. Và nó lại càng được săn đón khi mọi người biết được các tác dụng của nó mang lại. Tuy vậy nhưng không phải ai cũng biết cách trồng và chăm sóc tốt. Cây Xanh HCM sẽ giúp bạn hiểu thêm về cây Đinh Lăng.
Giới thiệu về cây Đinh Lăng
Cây Đinh Lăng còn được gọi là gỏi cá hay cây nam dương lâm, có tên tiếng anh là Ming Aralia, thuộc họ nhân sâm.
Cây Đinh Lăng là một loại cây có thân nhỏ, chỉ cao khoảng từ 0,8 – 1,5m và không có gai.
Lá của cây Đinh Lăng khá to, dài khoảng từ 20 – 40 cm, nhìn như lông chim và có các răng cưa nhọn. Khi vò mạnh thì lá có mùi thơm, cuốn của nó khá dài và mọc thành bẹ ở phần cuối.
Hoa của cây Đinh Lăng khá nhỏ và có màu lục nhạt hay xám trắng. Quả của nó dẹt, có màu trắng bạc và tương tựa như hình trứng rộng. Thời gian mà cây Đinh Lăng phát triển sinh sôi nảy nở là vào tháng 4 – 7.
Cây Đinh Lăng được trồng rất nhiều nơi chẳng hạn như trong gia đình, trong chùa, bệnh viện.. được dùng để trang trí làm cảnh, ngoài ra thì còn làm thuốc chữa bệnh hay làm món rau để ăn kèm.
Cách chăm sóc cây Đinh Lăng
Để cây Đinh Lăng có thể tươi tốt và phát triển hơn thì cần phải biết cách chăm sóc cho phù hợp.
Bón phân
Khi cây Đinh Lăng mới được trồng từ 5 – 7 ngày thì cần pha loãng nước và supe để cưới cho cây, điều này giúp cho bộ trễ được phát triển và mọc nhiều hơn, tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng.
Đến khi cây Đinh Lăng đã ra được lá mời và chồi đâm cao thì cần bón từ 8 – 10 kg phân đạm ure/sào.
Và đến 5 – 6 tháng sau thì lại tiếp tục bón phân 20 – 30 kg phân lân supe với 8 – 10kg phân đạm ure và 4 – 6kg phân kali.
Khi bón cần tránh xa gốc từ 15 – 20cm và dùng đất phủ lên lớp phân vừa bón.
Kể từ năm thứ 2 thì nên bón từ 3 – 4 tạ phân chuồng cộng với 10 – 15kg phân NPK/ sào/ lần.
Tưới nước
Sau khi trồng cây thì phải nhớ tưới nước thường xuyên cho cây để cây có thể hấp thụ đủ nước và làm ẩm đất giúp rễ cây bám vào đất dễ hơn.
Khi rễ đã phát triển hơn thì nên tùy chỉnh lượng nước phù hợp. Tưới nước vừa đủ, tránh trường hợp để cây bị ngập úng sẽ dễ làm cho cây bị bệnh.
Chăm sóc khác
Khi cây đã trồng được 2 năm trở lên thì nên thường xuyên cắt tỉa cành lá vào tháng 4 và tháng 9 là tốt nhất.
Chỉ nên để từ 1 – 2 cành to lại giúp cho cây tập trung vào nuôi dưỡng củ.
Phải dọn dẹp cây cỏ xung quanh để tránh tình trạng tranh giành hấp thụ dinh dưỡng, còn là nơi gây nên mầm bệnh cho cây trồng.
Phòng trừ và ngăn ngừa sâu bệnh
Ở giai đoạn đầu thì nên sử dụng các loại thuốc trừ sâu để diệt trừ sâu bệnh như: rầy, rệp, sâu ăn lá…
Kể từ năm thứ hai thì nên có các biện pháp phòng trừ và diệt chuột, bởi vì cây sẽ dễ bị chuột ăn mất rễ.
Có thể nói cây ở giai đoạn này khá khỏe mạnh vì vậy sẽ ít có sâu bệnh phá hoại vì vậy cần chú ý vào việc chăm sóc, bón phân và tưới nước cho cây.
Thu hoạch
Khi cây Đinh Lăng đã sang năm thứ 3 thì đây chính là thời điểm cây có thể thu hoạch. Vào tháng 10 – 12 hằng năm sẽ là thời điểm thu hoạch của cây.
Cách trồng cây Đinh Lăng
Trước khi trồng nên chú ý chọn loại giống Đinh Lăng nếp, loại này có rễ mềm, củ to và lá khá nhỏ, vỏ bì dày nên phát triển rất mạnh sẽ giúp tạo ra năng suất cao.
Chọn một cái chậu có lỗ thoát nước và tiến hành đổ đất vào chậu khoảng 2/3 chậu. Bới để tạo nên một cái hố có chiều rộng hơn bầu cây Đinh Lăng và chiều sâu thì bằng với độ dài của bầu cây.
Khi trồng phải chú ý đặt cây vào chính giữa của hố trồng, lấp đất vung cao lên để tránh tình trạng ứ đọng nước làm cây bị úng và chết.
Nên phủ bèo tây hay rơm lên để giúp tăng khả năng giữ ẩm, giúp cho đất tơi xốp. Cũng có thể sử dụng bao nilon để hạn chế mọc cỏ dại xung quanh.
Lưu ý là trong quá trình thực hiện thì phải thật nhẹ tay để không làm bầu cây bị thủng.
Một lưu ý nữa là nên trồng cây chếch khoảng 45 độ so với mặt đất, điều này sẽ giúp làm tăng khả năng tạo củ của cây.
Cây Đinh Lăng hợp mệnh gì?
Cây Đinh Lăng mang ý nghĩa về lòng trung thành và ý chí kiên cường phấn đấu trong cuộc sống.
Có thể nói cây Đinh Lăng rất hợp với những người thuộc mệnh kim, việc những người này khi sở hữu cây Đinh Lăng sẽ giúp cho tài vận của họ tăng lên nhanh chóng.
Họ sẽ luôn gặp may mắn, thuận lợi trong công việc lẫn trong cuộc sống, gia đạo hạnh phúc, công danh sự nghiệp ổn định.
Cây Đinh Lăng còn mang lại vận khí tốt cho gia chủ và xua tan đi những điềm xấu, giúp gia chủ thuận lợi trong việc kinh doanh, đầu tư.
Cây Đinh Lăng thích hợp vị trí nào trong nhà?
Cây Đinh Lăng luôn mang lại nguồn năng lượng tích cực và làm bầu không khí trở nên trong lành, chính vì thế mà nó luôn được xem là vật trang trí đặt ở các vị trí trong nhà như phòng khách, phòng làm việc…
Giúp bầu không phí tại căn phòng trở nên mát mẻ và sẽ có cảm giác được hòa mình với thiên nhiên.
Giúp đem lại cảm giác thoải mái và thư giãn cho chủ nhà sau những giờ làm việc căng thẳng và vất vả.
Và một điều cần lưu ý là cây Đinh Lăng rất ưa sáng vì vậy cần nên đặt cây cạnh các cửa sổ để giúp cho cây có thể phát triển mạnh mẽ hơn.
Và tốt nhất là nên đặt cạnh ở ban công hay ngoài vườn để cây có thể hấp thụ được ánh sáng và sinh trưởng tốt hơn.
Một lưu ý nữa là nếu bạn đặt cây Đinh Lăng ở trong phòng ngủ thì buổi tối nên mở cửa sổ bởi vì khi về đêm thì cây sẽ trong quá trình hấp thụ oxy, bạn sẽ có cảm giác khó thở và ngột ngạt.