Việc yêu thích và trồng các loại cây cảnh trong không gian sống, không gian làm việc đã trở nên phổ biến hiện nay. Có rất nhiều loại cây khác nhau cho bạn lựa chọn nhưng xương rồng luôn là ưu tiên số 1 vì khả năng thích nghi cao với mọi điều kiện môi trường. Vậy bệnh của cây xương rồng, cách trị bệnh cây xương rồng ra sao thì cùng tìm hiểu nhé!
Xương rồng héo úa vì thiếu lượng nước cần thiết
Cây cối muốn sống tốt thì nước luôn đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Dù xương rồng là cây có thể sống trên sa mạc nhưng nước cũng cần cung cấp đầy đủ. Nhất là khi chúng ta trồng xương rồng ở không gian trong nhà hay nơi làm việc…
Dấu hiệu nhận biết khi xương rồng thiếu nước là lúc cây bị quắt lại, lá không còn căng mọng mà sẽ nhăn nheo, đất hết độ ẩm và trở nên khô cằn. Đây chính là bệnh của cây xương rồng, cách trị bệnh cây xương rồng nhanh nhất là hãy tưới nước kịp thời cho cây. Khi tưới mà cây không có dấu hiệu xanh tốt, úa vàng ở thân lá, cây bị tóp lại thì hãy mang chậu cây ra phía có ánh sáng quay về hướng nam nhé!
Thấy xương rồng bị thối rữa trên cây do bệnh, ngập úng
Khi xương rồng xuất hiện dấu hiệu bị hư, thối rữa có thể do cây bị nấm tấn công hoặc có thể do tưới quá nhiều nước khiến cây bị ngập úng, nấm xâm hại.
Bệnh của cây xương rồng, cách trị bệnh cây xương rồng lúc này là cắt bỏ phần cây bị thối rữa, hư hỏng. Nếu thấy đất bị ướt sũng vì thừa nước thì nên thay đất và trồng cây vào một hỗn hợp đất khác có đầy đủ các dưỡng chất, thoát nước tốt để cây phát triển bình thường trở lại.
Để có loại đất trồng cây xương rồng đạt chuẩn thì quý vị nên làm theo tỷ lệ gồm 2 phần đất vườn, 2 phần cát thô và 1 phần than bùn. Với tỷ lệ đất phù hợp thì chắc chắn cây xương rồng sẽ sinh trưởng, phát triển tốt để chống lại mọi sâu bệnh, nấm xảy đến.
Tình trạng thiếu ánh sáng hoặc thừa ánh sáng ở cây xương rồng
Thực tế cây xương rồng rất dễ sống và bạn cũng không phải chăm sóc quá nhiều. Nên khi cây xuất hiện nhọn ở phần đầu đối với các loại xương rồng spherical hay các loại xương rồng tròn khác hoặc các cành cây bị tóp lại, gầy guộc ở những loài xương rồng có cành dài thì tình trạng này là xương rồng bị úa vàng.
Bệnh của cây xương rồng, cách trị bệnh cây xương rồng lúc này là do cây bị thiếu năng lượng ánh sáng chiếu vào. Do đó phương án tốt nhất là hãy tìm vị trí có ánh sáng chiếu vào trong khoảng thời gian dài trong ngày, để tại vị trí cửa sổ có hướng nam để nhận nguồn sáng tốt nhất hay cửa sổ hướng tây sẽ có cường độ sáng cao hơn so với những vị trí khác.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, hãy quan sát xem cây có bị thừa sáng hay không bằng cách kiểm tra phần vỏ cây ở phía có nắng chiếu vào chuyển màu vàng, nâu thì cây bị phơi nắng quá nhiều. Lúc này nên di chuyển cây đến vị trí mát hơn, hướng đông có nắng nhẹ. Nếu thực hiện nhiều cách mà chưa có thay đổi gì nhiều thì hãy cắt bỏ phần lá bị vàng và chỉ giữ lại phần còn xanh tốt thôi nhé!
Sâu bệnh, côn trùng thường hay gặp ở loài cây xương rồng
Đã là cây cối thì việc bị sâu bệnh hay côn trùng là điều khó tránh khỏi. Thế nhưng chúng ta có thể hạn chế nếu biết cách chăm sóc tốt. Vậy bệnh của cây xương rồng, cách trị bệnh cây xương rồng là như thế nào để hiệu quả?
Đối với cây xương rồng thì loài sâu bọ phổ biến nhất là nhện đỏ, rệp sáp. Trong đó nhện đỏ thì có màu đỏ, chúng tương đối nhỏ, giăng tơ tạo thành những mạng nhện rất lớn như giấy giữa các gai xương rồng. Rệp sáp thì nhỏ li ti có màu trắng như phấn và chúng thường xuất hiện thành từng cụm.
Đối với hai loại côn trùng này bạn có thể dùng bông gòn tẩm cồn để rửa trực tiếp lên phần cây bị nhiễm hoặc bạn cũng có thể dùng thuốc diệt trừ sâu bọ có thành phần sinh học hoặc hữu cơ để an toàn cho môi trường sống.
Với cách làm này vừa đảm bảo diệt được sâu bọ cho cây sinh trưởng phát triển tốt, đồng thời không làm ảnh hưởng đến môi trường sống tự nhiên, thân thiện với môi trường hơn là việc sử dụng phun thuốc trừ sâu theo cách truyền thống vẫn thường làm khi cây xuất hiện sâu bệnh.
Thừa hoặc thiếu dưỡng chất khi bón phân cho xương rồng
Bón phân là khâu cần thiết cho cây, nhưng không phải ai cũng biết cách bón phân cho xương rồng phát triển tốt. Khi bạn lo lắng, sợ xương rồng không đủ lượng dưỡng chất cần thiết thì hãy bón phân như sau:
Chọn những loại phân có hàm lượng nitơ thấp như các loại phân bón có ghi các con số tỷ lệ hàm lượng nitơ, phốt pho và kali. Để giúp bạn có được sự lựa chọn đúng nhất với các loại phân bón cho xương rồng hàm lượng nitơ thấp là phân bón 10-20-30. Với các loại phân bón này tỷ lệ rất cân đối và rất phù hợp để bón cho xương rồng.
Không nên chọn những loại phân bón có hàm lượng nitơ cao vì sẽ khiến cây xương rồng có kết cấu mềm nhão, kiềm chế sự phát triển của cây.
Đặc biệt, với thời điểm cây xương rồng ngủ đông từ tháng 10 đến tháng 12 thì tuyệt đối không được bón phân cho cây. Vì đây là giai đoạn cây không hề hấp thụ dinh dưỡng, việc bón phân sẽ khiến cây dễ bị ảnh hưởng, làm cho đất quá nhiều chất, sẽ khiến cây bị sót theo cách gọi dân gian.
Trên đây là bệnh của cây xương rồng, cách trị bệnh cây xương rồng mà chúng tôi muốn chia sẻ tới quý vị. Hy vọng với những gì mà chúng tôi đã cung cấp ở trên sẽ giúp quý vị có được những kinh nghiệm tuyệt vời nhất cho việc chăm sóc những chậu xương rồng yêu thích của mình. Mong rằng những chậu xương rồng xanh tốt sẽ mang tới không gian sống xanh thật ý nghĩa cho môi trường sống của bạn nhé!