Một loài cây có màu sắc vàng đặc biệt, và còn được gọi với cái tên là cây bạch quả, đó là cây ngân hạnh. Một loài cây có nhiều công dụng được biết đến là một trong những vị thuốc trong nhân gian. Vậy cây ngân hạnh là cây gì? Cách trồng cây ngân hạnh như thế nào?
Cây ngân hạnh là cây gì?
Cây ngân hạnh hay còn được gọi là cây bạch quả. Là một loài cây thân gỗ lâu năm, có quả hạt và cao từ khoảng 20m-50m. Cây có quả màu vàng và lá màu xanh ngọc.
Vào mùa lá cây sẽ chuyển thành màu vàng, là của cây hạnh ngân xòe ra thành hình quạt có nhiều nhánh gân lá, sẽ đôi, lõm và lồi.
Phần quả mang một màu xanh và khi chuyển già nó mang một màu sắc vàng tươi rói, có phần đậm. Quả có mùi như bơ khét, và khi ngửi đôi khi sẽ cảm thấy khó chịu. Những phần hạt cây chứa nhiều dinh dưỡng, tuy nhiên không nên sử dụng nhiều.
Loài cây này có nguồn gốc từ các nước Đông Á, với một ý nghĩa tươi đẹp, cầu mong hạnh phúc và cũng mang sự sống mãnh liệt, ý chí kiên cường, vượt lên trước những thử thách.
Cây ngân hạnh – Cây bạch quả cao 1m lá chuyển vàng tháng 8 đến tháng 11
Loài cây này được trồng rất phổ biến ở Hàn Quốc,Trung Quốc và Nhật Bản,… tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa có nhiều người biết đến loài cây này.
Cây ngân hạnh thường được trồng làm cây cảnh trong công viên, vườn hoa, và các khu vực đô thị khác. Nó có khả năng chịu hạn tốt và thích ứng với nhiều loại đất khác nhau. Cây cũng được coi là cây cảnh quan tốt vì sự thay đổi màu sắc của lá và hình dáng đẹp của cây.
Nó thường được trồng ở nơi xứ lạnh, miền núi như sapa, đà lạt,… vì loài cây này ưa lạnh, thoáng mát, và phát triển tốt ở trong điều kiện sống này.
Loài cây này có tác dụng rất nhiều đến sức khỏe của con người, nó được rất nhiều người sử dụng để làm vị thuốc, chữa các bệnh về ho , đờm,… Với đó họ còn chế biến một số món ăn dân quê từ quả của cây ngân hạnh.
Nó còn có khả năng sinh sôi, sống lâu chống lại các loài sâu gây hại cho cây. Ở trung quốc hiện nay có rất nhiều báo giới đã đưa tin về cây ngân hạnh 3000 năm tuổi.
Cách trồng cây Ngân Hạnh
Đây là một loài cây thân gỗ, được chia làm cây giống đực và cây giống cái. Những cây giống cái sẽ có khả năng thụ phấn tạo thành hạt cho cây.
Loài cây này có thể trồng bằng cách nhân giống từ hạt, chiết cành hoặc ươm cành từ cây mẹ. Thường được sử dụng để là cây bonsai trong bồn cây nhỏ.
Hạt cải cây có thể mua từ các trang web, tiệm cây, và trước khi trồng nên ủ lạnh hạt để hạt dễ nảy mầm hơn.
Giống cây với dòng vô tính đực được sử dụng làm cây kiểng rất nhiều, vì không phải tạo ra quả như cây cái.
Cây Ngân Hạnh thường được trông ở trong môi trường nhiệt độ khô, thoáng mát. Với một khả năng chịu nắng, nóng và chịu hạn rất tốt.
Tuy nhiên, nên trồng vào những thời điểm khí hậu mát mẻ, có độ ẩm cao như mùa xuân, thu, để cây có thể phát triển tốt nhất.
Mặc dù cây có khả năng chịu hạn nhưng không thể chịu úng được. Nên cần có chế độ tưới cây vừa phải, và trồng trong chậu thì phải có lỗ thoát nước tốt, hoặc vùng đất không bị ngập úng.
Khi gieo hạt, chiết cành, thì cần giữ ở một độ lạnh thích hợp để cây dễ phát triển hơn. Nên kết hợp bón thêm phân như phân NPK, hoặc những loại phân hữu cơ.
Vào tháng 4 hoặc tháng 5 cây ngân hạnh thường sẽ ra hoa, kết quả, nên xới đất cho tơi xốp không bị úng nước, giúp cây thụ phấn và có nhiều quả.
Cây ngân hạnh hợp mạng gì?
Vì loài cây này có màu sắc là màu vàng. Nên cây ngân hạnh rất hợp với mệnh kim và mệnh thủy. Những người mang mệnh kim theo tương sinh sẽ sinh ra mệnh thủy.
Nên hai mệnh này hợp với màu vàng. Mang đến sợ may mắn cho gia chủ, làm ăn được thuận lợi, tiền tài phát lộc đến cho gia đình người trưng cây.
Cây ngân hạnh đặt vị trí nào trong nhà?
Cây ngân hạnh có sắc lá thu hút thị giác với sắc vàng tươi rất thích hợp để tạo điểm nhấn cho không gian, quang cảnh trong sân vườn, hay bonsai trưng trong nhà.
Loài cây rất đẹp, nên sử dụng để trang trí nên để ở những nơi thoáng mát, không nên ở trong phòng gây nên việc bí ngộp làm cho cây héo, úng và không phát triển được.
Nên đặt trước cửa nhà, trang trí sân vườn, để thu hút tiền tài, với màu sắc vàng tăng lên sự may mắn cho gia chủ mệnh kim và mệnh thủy.
Quả cây ngân hạnh có tác dụng gì?
Loài quả cây ngân hạnh chứa rất nhiều chất dinh dưỡng, sau khi bóc lớp vỏ sẽ thấy phần hạt. Phần hạt chứa 5,3% protein, 1,57% tro, 6% đường, 1,5% chất béo, 68% tinh bột, …
Được biết đến với các công dụng thần kỳ là một liều thuốc để chữa các bệnh về cảm lạnh ho tiêu đờm. Kết hợp sử dụng lá ngải cứu sẽ cho ra một bài thuốc chữa hết bệnh sau khoảng 3 ngày.
Đối với những bệnh nhân có cảm giác đau tiểu có thể sử dụng quả cây ngân hạnh nước chín, chia ra nhiều phần và sử dụng trong một tuần. Sẽ cảm thấy cảm giác đau buốt khi tiểu tiện bớt dần đi.
Loài quả này còn được biết đến với công dụng cho những người cao tuổi cải thiện trí nhớ. Được bào chế thành các viên nang để dễ sử dụng hằng ngày, cải thiện não bộ, các triệu chứng suy giảm trí nhớ tuổi già.
Loài quả này còn chứa các hợp chất chống oxi hóa, và là chậm đi quá trình lão hóa của cơ thể.
Bên cạnh đó nó còn điều trị các bệnh về phụ khoa như khí hư, huyết trắng cho các chị em phụ nữ. Có thể dùng hạt nướng chí và hạt sống chia nhỏ trộn đều với nhau và sử dụng để đạt được hiệu quả.
Lưu ý, mặc dù quả cây ngân hạnh có thể chữa các loài bệnh và là một vị thuốc nhưng nếu sử dụng quá nhiều sẽ dễ gây ra cảm giác nôn ói.
Đặc biệt là trẻ em không nên sử dụng quá nhiều loài hạt này, dễ gây ra trướng bụng đầy hơi, khó tiêu, nặng sẽ gây ra ngộ độc, hôn mê, … thậm chí nghiêm trọng hơn là gây tê liệt hô hấp.
Sử dụng quả hạnh ngân để cải thiện sức khỏe, chữa các loại bệnh là rất tốt. Tuy nhiên, hãy là một người sử dụng thông minh, để đem lại sử khỏe tốt cho bản thân và gia đình. Không nên sử dụng quá nhiều, chỉ nên dùng với lượng vừa đủ.
Bài viết trên là một vài thông tin về cây ngân hạnh, ngoài công dụng chữa bệnh rất hay của quả ngân hạnh, bạn cũng có thể trồng cây làm cảnh vì cây cho lá rất đẹp mắt.