Cây Thiên Điểu – Loài hoa khác lạ, xao xuyến lòng người. Hoa tuy nhỏ nhưng có thể khiến người nhìn say đắm bởi sự kết hợp của hai gam màu độc lạ cam và lam ánh tía nhưng rất hài hòa cùng hình dáng hoa khác lạ mà khó có thể tìm thấy ở một loài hoa nào khác.
Mỗi cây mỗi hoa, mỗi hoa lại mang một sắc đẹp thu hút lòng người riêng. Vậy cây Thiên Điểu là gì? Trồng cây Thiên Điểu có ý nghĩa phong thủy gì? Cách trồng và chăm sóc hoa như nào? Trong bài viết này, Cây Xanh HCM sẽ giới thiệu tới bạn tất cả những thông tin cần thiết xoay quanh loài cây độc đáo này.
Cây Thiên Điểu là gì?
Cây Thiên Điểu hay còn gọi là Strelitzia Reginae. Với những bông hoa mang vẻ ngoài độc đáo tựa như những chú chim Thiên Đường, vì thế mà người ta gọi loài hoa này là hoa Chim Thiên Đường.
Là một loại cây có sức sống tốt, có thể sống được trong nhiều năm, khả năng sinh trưởng và phát triển mạnh. Cây Thiên Điểu, một khi đã trồng thì sân nhà của bạn luôn bao phủ bởi sắc hoa. Vì thế mà hoa này thường được trồng ở các khu biệt thự, nghỉ dưỡng hay các căn hộ cao cấp,…
Cây Thiên Điểu là loài cây thân thảo thuộc họ chuối rẻ quạt, cao khoảng 40-100cm, mọc thành bụi. Cấu tạo cây bao gồm nhiều chiếc lá to, mọc thành những cành lá riêng. Hoa không có nhánh, thân hoa thẳng đứng.
Hoa Thiên Điểu thường có hai màu cam và lam ánh tía, hình dáng của những bông hoa Thiên Điểu rực rỡ sắc màu xòe ra như chú chim đang vươn mình hướng về phía trước.
Mang trên mình vẻ ngoài tựa như loài chim quý – chim Thiên Điểu, loài hoa này thu hút ánh mắt của bất cứ ai ngay từ cái nhìn đầu tiên. Làm xao xuyến lòng người và khiến mọi người yêu thích bởi vẻ ngoài thơ mộng và trữ tình. Vì thế mà đây là một loại cây rất được ưa chuộng.
Cây Thiên Điếu thường nở hoa vào mùa xuân, mỗi đợt hoa khoảng 30-40 ngày, tuổi đời của mỗi bông hoa khoảng 15 ngày.
Cách trồng cây Thiên Điểu đơn giản
Thiên Điểu là loài cây ưa sáng nhưng sợ ánh sáng chiếu trực tiếp. Vì vậy cần trồng ở những nơi ẩm ướt, thoáng gió. Tuy nhiên, loài cây này không chịu được ngập nước và rất sợ sương muối.
Với vẻ ngoài độc đáo, loài cây này cũng khá khó tính trong việc chọn đất trồng. Nơi cây Thiên Điểu có thể sinh sôi và phát triển tốt thường mà những nơi đất giàu chất dinh dưỡng, tơi xốp,…
Tương tự như những loài cây khác, cây Thiên Điểu cũng có hai cách trồng cơ bản là gieo hạt và tách bụi trồng cây con.
Trồng cây Thiên Điểu bằng hạt giống
Việc nhân giống cây Thiên Điểu bằng hạt giống có thể thực hiện được, tuy nhiên, quá trình này có thể tốn thời gian và yêu cầu sự kiên nhẫn vì cây này mất một thời gian dài để phát triển và đạt độ tuổi sinh sản.
Thời điểm gieo hạt thích hợp là tháng 2 hoặc tháng 3, vì thời tiết lúc này thích hợp cho hạt nảy mầm. Sau khi mua hạt giống, bạn cần ngâm với nước ấm khoảng 60-70 độ C trong vòng 6-7 tiếng sau đó gieo hạt. Nhiệt độ thích hợp nhất để hạt nảy mầm là 20-30 độ, độ ẩm từ 70-80%. Chờ khoảng nửa tháng là hạt nảy mầm. Đợi đến khi cây đủ 2 lá mới có thể đánh đem đi trồng, sau đó tưới đẫm nước.
Dưới đây là quá trình nhân giống cây bằng hạt giống:
Lựa chọn hạt giống
Chọn hạt giống từ cây mẹ có dáng hình và sức khỏe tốt nhất để đảm bảo rằng cây con sẽ có đặc điểm tương tự.
Gieo hạt
Trước khi gieo hạt, hãy ngâm hạt giống trong nước ấm khoảng 24 giờ để giúp tăng tỷ lệ nảy mầm.
Sử dụng đất trồng chuyên dụng hoặc hỗn hợp đất tơi xốp và giàu chất hữu cơ để gieo hạt.
Đặt hạt giống lên mặt đất và phủ lớp mỏng đất lên trên. Dùng xịt nước nhẹ nhàng để làm ẩm đất.
Điều kiện trồng
Đặt chậu gieo hạt ở nơi có ánh sáng mặt trời phân tán và nhiệt độ ổn định từ 18-24°C.
Đảm bảo duy trì độ ẩm cho đất bằng cách tưới nước nhẹ nhàng khi cần thiết.
Chăm sóc cây con
Khi cây con đã phát triển và có ít nhất 2-3 lá thật, bạn có thể chuyển chúng sang chậu riêng lớn hơn.
Tiếp tục duy trì việc tưới nước đều đặn và cung cấp đủ ánh sáng.
Chờ đợi và chăm sóc cây trưởng thành
Cây chuối thiên điểu mất khoảng 3-5 năm để trưởng thành và bắt đầu ra hoa. Do đó, cần kiên nhẫn khi chờ đợi.
Chăm sóc cây bằng cách cung cấp đủ nước, phân bón cân đối và bảo vệ cây khỏi sâu bệnh.
Nhân giống cây Thiên Điểu bằng hạt giống có thể là một quá trình mất thời gian, nhưng nó có thể mang lại cây con có đặc điểm tốt từ cây mẹ và là cách tuyệt vời để mở rộng sân vườn với cây cảnh phong phú và độc đáo.
Trồng cây Thiên Điểu bằng cây con
Thời điểm thích hợp để trồng là mùa xuân hoặc mùa thu. Tương tự như trồng cây bình thường, bạn không nên trồng quá sâu hoặc quá nông. Bạn nên trồng vào hôm nào thời tiết mát mẻ, dễ chịu để cây sau khi được tách khóm không bị héo. Thời gian đầu bạn nên tưới mỗi ngày, sau đó giảm dần, chỉ cần để đất không quá khô là được.
Ý nghĩ phong thủy của cây Thiên Điểu
Thiên Điểu với những cành lá vươn thẳng thể hiện sự mạnh mẽ, kiên cường, luôn hướng về phía trước. Giúp cho người trồng Thiên Điểu sự nghiệp hanh thông, công danh tiến bước. Bông hoa Thiên Điểu tựa như những chú chim bay trên cao, vượt qua mọi phong ba bão táp hoa vẫn vươn mình, hướng về phía trước.
Bên cạnh đó Thiên Điểu cũng mang ý nghĩa cho sự bền bỉ, kiên trì trong tình yêu. Bay tới chân trời vẫn về với nửa kia của mình.
Bông hoa mang vẻ đẹp yêu kiều nhưng được tạo thành từ những đường thẳng sắc nét, thể hiện sự mạnh mẽ, thẳng thắn, cương trực của người trồng hoa.
- Biểu tượng của sự tinh tế và cao quý: Cây Strelitzia Reginae thường được coi là biểu tượng của sự tinh tế và cao quý. Hoa của cây này có hình dạng giống như một con chim nhạn mở cánh, tượng trưng cho sự thanh cao và vẻ đẹp hoàn mỹ.
- Thu hút năng lượng tích cực: Trong phong thủy, cây chuối thiên điểu được tin rằng có khả năng thu hút năng lượng tích cực, tạo cảm giác yên bình và cân bằng cho không gian sống. Nó thường được trồng trong nhà để tạo điểm nhấn nghệ thuật và cải thiện năng lượng của không gian.
Vì thế, về phong thủy cây Thiên Điểu là giúp thu hút tài lộc tới người trồng, giúp cho sự nghiệp công danh luôn thuận lợi, thẳng tiến, tiến xa hơn đến những vị trí cao hơn.
Cách chăm sóc cây Thiên Điểu
Thời gian cây Thiên Điểu phát triển tốt nhất là từ tháng 3 đến tháng 10. Thời gian cây chậm phát triển nhất và hay bị sâu bệnh là mùa hè, vì vậy bạn cần có biện pháp phòng trừ cho cây. Nhiệt độ thích hợp nhất của cây là khoảng 20 độ C, ở nhiệt độ này cây sẽ ra hoa nhanh hơn, hoa nở sẽ to hơn và đẹp hơn.
Như đã nói, đây là loài cây khá kén đất trồng vì chúng chỉ sống ở những nơi đất dinh dưỡng. Vì thế bạn cũng cần phải chăm bón cho cây thường xuyên để cây có thể sinh trưởng và phát triển đồng đều.
Dựa theo từng đặc điểm ở từng thời kỳ mà hàm lượng phân bón là khác nhau:
Phân Đạm (N) giúp cây xanh tốt vì vậy nên tăng hàm lượng ở thời kỳ cây sinh trưởng và phát triển.
Phân Lân (P) giúp cây ra rễ, ra hoa nhanh hơn, vì vậy bạn nên tăng hàm lượng phân này ở thời kỳ cây đã trưởng thành hoặc vừa đánh cây khỏi khóm ra trồng.
Phân Kali (K) có tác dụng giúp quả mau chín,…
Bên cạnh việc bón phân thì bạn cùng nên thường xuyên cắt tỉa các lá sâu bệnh, lá hư hỏng để đỡ tốn chất dinh dưỡng của cây và cây cũng thêm phần bắt mắt.
Hoa Thiên Điểu đẹp, tuy nhiên loài hoa này lại mang trong mình những chất gây ngộ độc. Vì thế nếu bạn chơi hoa thì cần chú ý khi tiếp xúc với hoa và đặc biệt là để chúng tránh xa tầm tay của trẻ nhỏ.