Sở hữu vẻ ngoài lạ mắt với những chiếc lá hình bo tròn và bóng bẩy, cây Trường Sinh ngày nay được rất nhiều người chọn làm cây để bàn trong nhà và văn phòng làm việc. Vậy cây Trường Sinh có đặc điểm cụ thể như thế nào? Cây hợp với mệnh nào và cách chăm sóc có khó không, hãy Cây Xanh HCM cùng tìm hiểu tất cả điều này qua bài viết này.
Giới thiệu cây Trường Sinh
Cây Trường Sinh vốn được biết đến là một loại cây mang đến tiền tài và may mắn cho gia đình, giống như tên gọi của mình “Trường Sinh” là một loại cây có sức sống mãnh liệt, dễ sinh trưởng, phát triển nên được nhiều người ưa chuộng.
Cây Trường Sinh là cây gì?
Cây Trường Sinh có nhiều tên gọi khác nhau, ngoài cái tên Trường Sinh, loại cây này còn được biết đến với cái tên: diệp sinh căn, thiên cảnh tạp giao, đả bất tử, thiên cảnh, lá bông,…
Loại cây này có tên khoa học là Peperomia Obtusifolia, cây thuộc họ bỏng (Crassulaceae) và có nguồn gốc từ Nam Phi.
Cây Trường Sinh có lá hình thuôn tròn bóng nhẵn và mọng nước, đặc điểm này chính là lý do loài cây này có tên gọi như vậy. Những là cây mọng nước tượng trưng cho sức sống mãnh liệt.
Với những cây Trường Sinh để bàn thông thường, bạn sẽ thấy cây cao khoảng 20 đến 25cm, tuy nhiên với điều kiện tốt, đất đủ dinh dưỡng, loài cây này có thể cao đến 40cm.
Những chiếc lá được mọc ra từ thân, mọng nước và có màu xanh rất tươi mát, đặc điểm này tạo nên sự thu hút cho cây.
Trường Sinh có hoa nhỏ, hoa của cây này thường nở kéo dài từ cuối tháng 12 cho đến gần tháng 4 của năm sau.
Kích thước nhỏ gọn của Trường Sinh rất thích hợp để trang trí cho bàn làm việc hay trong nhà, là một loại cây ít sâu bệnh nên bạn cũng không cần lo lắng trong vấn đề chăm sóc cây.
Công dụng của cây
Với sức sống mạnh mẽ của Trường Sinh, nhiều người băn khoăn về độ an toàn của loại cây này, lo lắng trong cây có độc.
Tuy nhiên mọi người không cần lo lắng, vì Trường Sinh là một loại cây hoàn toàn không có độc, ngược lại đây còn là một loại cây tốt, được ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống.
Lá cây Trường Sinh xanh tươi mơn mởn, ngoài làm đẹp cho không gian, nó còn có tác dụng thanh lọc các chất như: CO2, H2CO (Fomandehit).
Ngoài công dụng thanh lọc, hấp thụ chất ô nhiễm, Trường Sinh còn có khả năng hấp thụ các tia độc hại từ các thiết bị trong văn phòng như máy tính, laptop.
Chính nhờ tác dụng trên mà khi đặt 1 cây Trường Sinh ở bàn làm việc, bạn sẽ cảm thấy thư giãn, không có cảm giác mệt mỏi, căng thẳng như bình thường.
Chính nhờ công dụng thanh lọc không khí, hấp thụ các tia độc hại, cây Trường Sinh ngày nay xuất hiện ở rất nhiều nơi, từ văn phòng làm việc đến quán nước, nhà ở, khách sạn,…
Cách trồng và chăm sóc cây Trường Sinh
Cây Trường Sinh là một loại cây trang trí vô cùng lạ mắt, vì có kích thước nhỏ gọn cùng mặt lá xanh bóng, mọng nước, rất nhiều người muốn mua 1 cây Trường Sinh về để trồng.
Vậy cách trồng và chăm sóc loại cây này có gì khó không, các bạn hãy tìm hiểu qua phần tiếp theo của bài viết nhé.
Cách trồng cây Trường Sinh
Bạn có thể trồng cây Trường Sinh theo 2 phương pháp đó là:
- Trồng bằng hạt
- Giâm lá, cành, tách cây con
Nếu bạn muốn trồng cây từ hạt, bạn có thể tìm mua hạt giống ở các cửa hàng cây cảnh, cửa hàng cung cấp hạt giống nông nghiệp.
Với phương pháp trồng bằng hạt bạn có thể tốn khá nhiều thời gian, đồng thời khả năng hạt nảy mầm thấp nếu bạn không có đủ kỹ thuật ươm giống. Chính vì nhược điểm này mà hiện nay rất ít người trồng cây Trường Sinh từ hạt.
Ngoài phương pháp trồng cây từ hạt, bạn có thể dùng cách nhân giống vô tính, bằng cách tách cây con.
Trong quá trình cây sinh trưởng, bạn có thể tách cành hoặc lá cây để trồng, sau 1 thời gian bạn sẽ có cây Trường Sinh con để chăm sóc.
Đất để trồng cây phải là loại đất tơi xốp, thoáng khí, nên trộn hỗn hợp đất trồng cây với xơ dừa, vôi bột và tro trấu theo tỷ lệ 1:1.
Nên dùng bình xịt để cấp nước vừa đủ cho cây, tránh tưới nhiều nước sẽ gây úng nước.
Cách chăm sóc cây Trường Sinh
Cây Trường Sinh là một loại cây tương đối dễ trồng và chăm sóc, bạn chỉ cần lưu ý một số điều khi chăm sóc cây dưới đây để cây có thể phát triển tốt nhất, cho màu xanh bóng.
Trong quá trình trồng và chăm sóc cây, bạn nên đặt cây ở nơi có bóng mát, không để cây trực tiếp dưới nắng.
Mặc dù không nên để cây trực tiếp dưới nắng nhưng bạn cũng nên cho cây ra ngoài vào buổi sáng sớm, lúc nắng nhẹ để cây hấp thụ ánh nắng nhẹ nhàng, sau khi cho cây ra nắng khoảng 1 tiếng, chúng ta lại đặt cây về vị trí cũ, nơi có bóng mát.
Trường Sinh là một loại cây ưa ẩm, chính vì vậy bạn cần cung cấp đủ nước cho cây, với độ ẩm thích hợp nhất để cây sinh trưởng là 80%.
Tùy thuộc vào độ ẩm của chậu mà bạn canh khoảng thời gian tưới nước cho cây một cách hợp lý, thông thường cứ cách 2 ngày tưới nước 1 lần là hợp lý.
Khi cây đã đạt kích thước từ 25 đến 30cm, bạn nên cắt tỉa bớt phần lá già, đồng thời bón phân để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây.
Cây Trường Sinh hợp với mệnh nào?
Với sắc xanh mơn mởn của cây Trường Sinh thì loại cây này rất hợp với người mệnh Mộc, cây sẽ mang lại may mắn, tài lộc và sức khỏe dồi dào nếu người mệnh Mộc đặt cây trong nhà.
Đối với phong thủy, cây Trường Sinh rất thích hợp với những người tuổi Ngọ, người tuổi Ngọ có đặc điểm rất nhiệt tình và năng động, đặc biệt thích sống tự do, họ cũng thích khám phá những điều mới mẻ và ưa tìm đến nơi đông người.
Người tuổi Ngọ có nhược điểm là khó kiềm chế cảm xúc, chính vì vậy những người tuổi Ngọ nên trồng 1 cây Trường Sinh trong nhà để cân bằng lại cuộc sống, giúp xây dựng các mối quan hệ tốt hơn, phát triển công danh sự nghiệp.
Nên đặt cây Trường Sinh ở vị trí nào?
Đối với không gian nhà ở, để đảm bảo cây phát huy công dụng làm đẹp và đảm bảo phong thủy, bạn nên đặt cây Trường Sinh ở: kệ tivi, bàn phòng khách, kệ, tủ, bàn trang điểm,…
Đối với văn phòng làm việc, bạn nên đặt cây ở: cạnh máy tính và quầy thu ngân, đối với cây có kích thước lớn, bạn có thể đặt cây ở trước cửa để mang đến tài lộc và may mắn.
Qua bài viết trên hẳn bạn đã nắm được đặc điểm và công dụng của cây Trường Sinh, ngoài ra bài viết cũng đã hướng dẫn cách trồng và chăm sóc cây khoa học. Nếu muốn sở hữu loại cây này, bạn có thể đặt mua tại cửa hàng cây cảnh vì hiện nay loại cây này được bán rất nhiều.