Những loại cây cảnh hợp phong thủy nên trồng trong vườn, cách bố trí sân vườn theo hướng nhà hợp phong thủy
Với môi trường ngày một ô nhiễm hiện nay thì nhu cầu sở hữu một khu sân vườn ngày càng cao. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách bố trí sao cho hợp lý cũng như bố trí sân vườn theo hướng nhà hợp phong thủy. Dưới đây là chia sẻ của chúng tôi về bí quyết sở hữu cho mình không gian sân vườn đẹp cũng như hợp phong thủy.
Ý nghĩa của việc bố trí sân vườn theo phong thủy
Về mặt cảnh quan, sân vườn được coi như áo phủ bên ngoài góp phần tô điểm, trang trí vẻ đẹp của ngôi nhà, mặt khác các loại cây cối trong sân vườn cũng góp phần thanh lọc, điều hòa không khí, giúp cơ thể thoải mái thư thái sau những giờ lao động căng thẳng.
Về mặt phong thủy, Các yếu tố có trong sân vườn có tác dụng hấp thụ sinh khí từ trời đất, điều hòa và cân bằng năng lượng âm dương, nếu nắm được quy luật đó chúng ta có thể tạo ra một môi trường hài hòa đem lại sức khỏe, tài lộc cho bản thân cũng như mọi người trong gia đình.
Cách bố trí cây cảnh trong sân vườn hợp phong thủy
Hướng vào sân vườn: Theo hướng nhà thì hướng sân vườn được tính ngược lại, là hướng bước từ ngoài đường vào trong sân. Xuất phát từ nguyên lý ngũ hành tương sinh và tương khắc. Mỗi hướng vườn khác nhau sẽ thu hút một loại khí khác nhau.
- Hướng Nam: Là hướng thu hút nhiều cát khí, dương khí cho giả chủ. Tuy nhiên cũng cần tiết chế lại. Tránh lối vào rộng gây thừa dương khí.
- Hướng Đông: Là hướng thu hút khí lành. Vì vậy lối vào hướng này nên rộng rãi, quang đãng.
- Hướng Bắc: Khí từ hướng này có tính chất chậm chạp và nặng nề, bởi vậy lối vào vườn từ hướng bắc nên thiết kế có dạng thẳng hoặc hơi cong và rộng rãi để lưu khí tốt cho gia chủ.
- Hướng Tây: Khí đến từ hướng này là khí dữ nên nếu có thể hãy hạn chế lối đi theo hướng này.
Bố trí sân vườn theo nguyên tắc tứ linh
Dựa trên sơ đồ bát quái, các thầy phong thủy lấy ngôi nhà làm trọng tâm rồi xác định các hướng còn lại theo hướng nhà rồi sắp đặt theo bố cục Tiền án (Chu tước) – Hậu chẫm (Hắc quy), Tả Thanh long – Hữu Bạch hổ. Yêu cầu cơ bản của nguyên tắc này như sau:
- Tiền án (Chu tước): Tượng trưng cho Phượng hoàng lửa ở mặt trước. Vị trí này cảnh quan phải rộng rãi, quang đãng, có thể thiết kế tiểu cảnh-mộc- sơn- thủy để tạo sinh khí cho ngôi nhà.
- Tả (Thanh Long): Tượng trưng cho rồng xanh ở bên trái. Ở vị trí này có thể bố trí đồi thấp hoặc một số loại cây cao mục đích để “Thanh Long“ trấn “Bạch Hổ”.
- Hữu (Bạch Hổ): Tượng trưng cho hổ phục ở bên phải. Đối với vị trí này nên bố trí bằng phẳng để tạo thế hổ phục, ẩn chứa sức mạnh tiềm tàng.
- Hậu (Hắc Quy): Tượng trưng cho rùa đen ở phía sau. Vị trí này nên bố trí các cấu trúc kiên cố như đá tảng, cụm cây cao to.
Bố trí sân vườn theo nguyên tắc ngũ hành
Trên cơ sở nguyên tắc ngũ hành, các nhà phong thủy đã nghiên cứu ra quy tắc Thiết kế tiểu cảnh- mộc- sơn-thủy để đem lại sinh khí cho khu vườn và cân bằng năng lượng âm dương tạo ra năng lượng tích cực cho các thành viên trong gia đình.
Về căn bản một khu vườn hợp phong thủy phải đầy đủ 5 yếu tố Kim, Mộc, Thủy, Hỏa Thổ. Dựa trên sự tương sinh tương khắc của chúng mà có sự sắp xếp điều phối sao cho phù hợp với quy luật tuần hoàn của chúng. Tạo nguồn năng lượng tốt lưu thông trong khu vườn.
Trên đây là những kinh nghiệm về cách bố trí cây cảnh sân vườn và thiết kế tiểu cảnh mộc -sơn-thủy mà chúng tôi muốn chia sẻ với các bạn. Để tìm và lựa chọn những loại cây phong thủy phù hợp với khu vườn của mình, hãy theo dõi tại website cây xanh HCM