Cây đuôi công xanh, một loại cây với vẻ ngoài đặc biệt, phát triển tốt và là loại cây phù hợp với phong cách trang trí thân thiện với thiên nhiên. Phù hợp với không gian phòng đơn giản, vừa giúp thanh lọc không khí trong phòng, lại còn giúp không gian sống xanh hơn.
Đặc điểm của cây đuôi công xanh
Cây đuôi công xanh là thực vật thuộc họ Marantaceae với tên khoa học là Calathea Medallion hoặc với tên khác là Calathea Makoyana.
Đuôi công xanh thuộc họ Hoàng Tinh hay còn gọi là họ Dong, Dong ta, giống như loại dong chúng ta thường thấy. Là loài thực vật có hoa và một lá mầm, một họ thực vật có nguồn gốc ở Châu Mỹ (vùng nhiệt đới), châu Phi và châu Á. Ở Việt Nam, đuôi công phổ biến với hai màu lá là xanh, tím.
Cây đuôi công xanh có thân, rễ thì nằm ở dưới đất, cuống lá mảnh đỡ lấy lá hình bầu và thon dần về đầu lá.
Bề mặt lá thì nhẵn, mịn và viền lá thì không có răng cưa. Màu sắc của lá đuôi công với màu tím, trắng cùng với màu xanh với nhiều tone khác nhau. Còn phía mặt dưới màu lá sẽ đậm hơn và không có màu trắng.
Tùy theo mặt dưới mang màu xanh hay tím thì người ta sẽ dựa vào đó để phân biệt cây đuôi công xanh và đuôi công tím.
Cây có chiều cao khoảng từ 25 – 70 cm và khi phát triển tốt cũng có thể phát triển lên tới 1m. Do mặt lá rộng, lá ra cũng nhiều nên bề rộng của cây khi phát triển cũng sẽ chiếm không ít không gian.
Khi trồng trong nhà thì cũng nên chú ý chừa không gian cho lá ra phát triển tự nhiên.
Đây là loài cây có hoa, khi nở hoa có màu trắng. Điều kiện ra hoa cần phải có ánh sáng tự nhiên, đối với những loại cây trồng trong nhà lâu nên khả năng ra hoa sẽ thấp hơn khi trồng ở bên ngoài.
Cách trồng cây đuôi công xanh
Một vài yếu tố cần lưu ý khi trồng cây đuôi công xanh. Loài cây này khi dùng nhân giống thì có thể thực hiện theo cách tách bụi, như vậy sẽ nhanh hơn là khi trồng cây theo cách trồng hạt.
Khi cắt để trồng vào chậu mới, nên cắt khoảng 15cm phần thân, và sử dụng phần đó để trồng lại cây mới.
Nhưng trồng với phương pháp nào thì bạn cũng cần chú ý tới những yếu tố sau. Khi tách bụi thì quan trọng nhất là đất, khi đó cây mới di chuyển sang một môi trường dinh dưỡng mới.
Cần chú ý phải lựa chọn loại đất phù hợp, với loại cây ưa thích khí hậu nhiệt đới thì nên chọn loại đất giúp thoát nước tốt. Đồng thời phải chú ý thoáng khí và có độ xốp nhất định.
Độ ẩm cũng là yếu tố cần phải lưu ý, dinh dưỡng được bổ sung đầy đủ.
Thời điểm khi tách bụi nên tách khi trước khi vào mùa xuân, chuẩn bị chậu có lỗ thoát nước, đất, bao lấy phần bụi được tách ra khi cho vào chậu mới trồng.
Khi bọc vải xung quanh rễ thì tưới vào đó một ít nước, giúp đất ẩm vải dễ bám lấy bầu đất hơn và cố định bằng dây nylon.
Và khi đất đã được chuẩn bị xong thì cho bầu cây vào trong chậu và lấp đất lại cho bằng. Tưới nước sơ lại một lần, tạo độ ẩm cho đất và sau đó tiến hành cắt tỉa lá. Loại bỏ những lá cây xấu, héo hoặc bị khô…
Khi mới trồng thì nên đặt ở nơi râm mát, kiểm tra độ ẩm và tưới nước thường xuyên. Nếu như bạn để cây mới trồng trong nhà thì nên lót thêm dĩa để ngăn trước thấm ra sàn hoặc bàn làm việc.
Lưu ý khi chăm sóc cây
Những yếu tố cần lưu ý khi chăm sóc cây đuôi công xanh
Ánh sáng
Nếu như bạn trồng cây trong nhà, thỉnh thoảng nên mang cây tắm nắng, tắm sương đêm. Sáng sớm có thể mang cây ra ngoài và khi ánh mặt trời bắt đầu chiếu mạnh thì nên đem cây vào.
Nên hạn chế để nơi nắng gắt, có thể làm lá bị cháy và màu lá sẽ không còn tươi xanh nữa.
Tưới nước đầy đủ cung cấp độ ẩm cho cây
Cây đuôi công xanh là loại cây thích ẩm, nên cũng cần chú ý tưới nước khoảng 2 lần một tuần cho cây. Thời điểm thích hợp để tưới cây là vào buổi sáng sớm, không nên tưới cây khi vừa mới đem từ ngoài nắng vào, như vậy rất dễ làm cho cây mất nước.
Dinh dưỡng cho cây
Dinh dưỡng cũng là yếu tố quan trọng với cây, không phải chỉ phải bổ sung phân bón thường xuyên mà còn định kỳ thay chậu cho cây.
Một phần vì cây phát triển lớn hơn và một phần vì đất đã hết dinh dưỡng, nên đổi sang đất mới và giàu dinh dưỡng hơn. Tiện cũng sẽ cắt tỉa lá cây thường xuyên.
Những loại cây như thế này sẽ thường gặp phải những bệnh như sâu, nấm nên cần phải chú ý phun thuốc cho cây.
Khi phun nên pha đúng liều lượng và sử dụng bình phun để phun. Và nên di chuyển cây ra ngoài xa không gian sinh hoạt và làm việc trong nhà.
Chú ý không nên bón phân vào mùa lạnh, khi đó cây đang trong trạng thái ngủ và dễ bị tác động bởi các yếu tố sinh hóa khác nhau.
Trị bệnh cho cây
Nếu lá bị úa, sâu thì nên dùng dao bén hoặc kéo sắc để cắt, không dùng tay ngắt lá. Và nên khử trùng vị trí vừa cắt tránh để lan sang những lá khác.
Và vì phiến lá to, trong nhà cũng không có điều kiện để tưới cây dưới vòi nước. Do đó mà bạn thỉnh thoảng nên dùng khăn sạch sau đó thấm nước và lau bề mặt lá để khỏi bụi.
Nên để cây đuôi công xanh ở đâu giúp tăng phong thủy?
Với những cây xanh như thế này, tùy theo kích thước mà bạn có thể đặt để ở vị trí phù hợp.
Thực ra thì có thể để ở văn phòng làm việc, phòng khách, phòng đọc sách hoặc ban công phòng ngủ đều được.
Nên lựa chọn vị trí không quá nóng, nắng hay quá lạnh vì dễ làm cho lá cây bị nhạt màu và sinh trưởng kém do điều kiện không thích hợp.
Tùy theo kích thước cây đuôi công xanh của bạn như thế nào mà nên lựa chọn vị trí phù hợp cho cây.
Hi vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ trên đây có thể giúp mọi người dễ hình dung được những bước trồng cây tách bụi cây đuôi công xanh và cách chăm sóc giúp cho cây phát triển tốt nhé.