Voucher

Cây xanh HCM

Ý nghĩa và cách trồng, chăm sóc hoa sứ

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on tumblr
Tumblr
Share on telegram
Telegram

Cây hoa sứ là một loại cây cho hoa rất đẹp và bắt mắt, nếu bạn chưa biết cây hoa sứ là cây gì, hãy tham khảo tại bài viết này để biết rõ hơn về cây hoa sứ, ý nghĩa, cách trồng và chăm sóc cây hoa sứ nhé.

Cây hoa sứ là cây gì?

Cây hoa sứ là loại cây thuộc họ trúc đào, có tên khoa học là Adenium obesum Balt. Ở Việt Nam người ta còn gọi cây hoa sứ là cây sứ Thái. Nhờ màu sắc tươi tắn bắt mắt mà cây hoa sứ được trồng làm cảnh rất nhiều.

Đặc điểm của cây hoa sứ

Cây hoa sứ thuộc dạng cây mọc theo bụi, thân cây hoa sứ mập mạp, mọng nước. Cây thường có bộ rễ lớn, phình lên trên bề mặt đất.

Lá cây hoa sứ dài khoảng bằng ngón tay người lớn, đầu lá hơi tròn, mép lá nhẵn. Lá cây hoa sứ có màu xanh, mặt lá bóng, lá mọc chủ yếu ở phần đầu cành, rất ít khi mọc ở thân hay gốc, vào mùa lạnh lá cây thường rụng nhiều.

Cây hoa sứ thường nở hoa vào khoảng thời gian giữa mùa xuân và mùa hè, vào lúc lá cây rụng gần hết.

Frame 4 15 - Ý nghĩa và cách trồng, chăm sóc hoa sứ

Hoa sứ ban đầu chỉ có những màu cơ bản như hồng, trắng, đỏ với 5 cánh tạo thành hình phễu. Màu hồng là màu hoa sứ phổ biến nhất.

Ngày nay với công nghệ lai tạo và cải biến, cây hoa sứ có nhiều màu sắc hơn và có cánh kép trông rất đẹp mắt.

Cây hoa sứ ưa sống tại vùng hanh khô nên rất phù hợp với khí hậu ở miền Nam. 

Cây hoa sứ có độc không?

Mặc dù cây hoa sứ cho hoa rất đẹp và nổi bật, tuy nhiên các bộ phận của cây lại chứa độc tố, nhiều nhất là trong nhựa cây.

Nếu để nhựa cây hoa sứ dính vào da có thể gây chảy máu, ăn phải nhựa hoặc các bộ phận khác của cây có thể bị ngộ độc.

Frame 4 16 - Ý nghĩa và cách trồng, chăm sóc hoa sứ

Chính vì đặc điểm này mà bạn nên để cây hoa sứ xa tầm tay của trẻ em, khuyến cáo những ai chưa biết về đặc điểm này để tránh tình huống không may.

Nếu bạn đang trồng cây hoa sứ, không nên tỉa cành hay tỉa lá cho cây, vì điều này sẽ khiến cây tiết nhựa khá nguy hiểm.

Các loại cây hoa sứ

Để cây thích nghi tốt với khí hậu nóng ẩm ở Việt Nam, ngay khi cây hoa sứ du nhập vào nó đã được lai tạo giống.

Quá trình lai tạo đã tạo ra các giống cây hoa sứ có màu sắc sặc sỡ, cho hoa nhiều và tuổi thọ cao hơn.

Dựa vào đặc điểm hình thái thân cây, lá cây và màu hoa, cây hoa sứ thuần chủng có khoảng 9 loài cơ bản.

Ý nghĩa cây hoa sứ

Cây hoa sứ có giá khá cao, tuy vậy vẫn có rất nhiều người muốn sở hữu loại cây này, vì nó có nhiều ý nghĩa về phong thủy, cùng tìm hiểu qua phần tiếp theo của bài viết nhé.

Theo quan niệm phong thủy, màu sắc tươi tắn của hoa tượng trưng cho hồng phúc và những điều tốt lành, giúp cuộc sống gia chủ luôn vui vẻ, công việc làm ăn phát triển.

Frame 4 17 - Ý nghĩa và cách trồng, chăm sóc hoa sứ

Chính vì lý do trên mà vào dịp Tết, người ta thường trưng vài chậu hoa sứ đang nở rực để cầu mong mang lại may mắn, thịnh vượng cho gia đình

Cây hoa sứ được coi là rất hợp phong thủy người mệnh Thổ, mệnh Hỏa hay những người làm ăn, kinh doanh, buôn bán.

Cây hoa sứ trang trí

Cây hoa sứ có hình dáng khá độc đáo, dựa vào đặc điểm này của cây người ta thường trồng cây hoa sứ và uốn như 1 loại cây bonsai.

Mỗi cây hoa sứ được uốn tạo kiểu khéo léo từ khi còn non đến khi lớn tạo thành những kiểu dáng lạ mắt, tạo nên 1 nét đặc trưng cho không gian trưng bày cây hoa sứ.

Có nhiều dáng cây được tạo ra với ý nghĩa tượng trưng cho cầu mong bình an và ấm no.

Cây hoa sứ khi được uốn nắn, tạo hình thì sẽ rất độc đáo, tuy vậy để cây phát triển bình thường ta cũng có thể thấy được vẻ đẹp của cây rồi.

Cách trồng và chăm sóc cây hoa sứ

Vốn là loài cây có ý nghĩa phong thủy tốt, nhiều người muốn trồng một vài chậu cây hoa sứ để đặt trước nhà nhưng chưa biết rõ về cách chăm sóc, phần tiếp theo bài viết sẽ hướng dẫn mọi người cách trồng và chăm sóc hoa sứ đúng cách nhé.

Cách trồng cây hoa sứ

Để trồng cây hoa sứ bạn cần chuẩn bị chậu phù hợp, nên chọn những chậu xi măng, chậu đá mài có lỗ thoát nước tốt.

Cây hoa sứ có thân khá mập mạp và to, vì vậy cây thích hợp trồng trong những chậu có độ dày, trồng chậu mỏng sẽ làm giảm độ thẩm mỹ của cây.

Frame 4 19 - Ý nghĩa và cách trồng, chăm sóc hoa sứ

Vì cây hoa sứ ưa khô hanh, không nên chọn đất ẩm ướt, nên tìm loại đất giàu dinh dưỡng và có khả năng thoát nước tốt.

Cách chăm sóc cây hoa sứ

Sau khi tìm hiểu rõ cách trồng cây hoa sứ, bạn cũng nên nắm được cách chăm sóc cây để cây phát triển tốt và cho nhiều hoa.

Cây hoa sứ ưa khô hạn, thích hợp nơi có nhiều ánh sáng và nắng gắt, nắng càng nhiều hoa sẽ càng đẹp và bền hơn.

Tuy cây không ưa ẩm nhưng bạn cũng không nên để cây quá khô, chăm sóc cây hoa sứ đúng cách đó là nên tưới nước vừa đủ vào những lúc thấy đất khô.

Vào mùa lạnh bạn nên ủ ấm cho cây bằng cách lót thêm rơm, rạ vào gốc.

Để cây phát triển và sống lâu hơn, sau khi cây lớn và rễ cây đã phủ kín chậu bạn nên thay cho cây chậu mới to hơn để có nhiều chất dinh dưỡng.

Khi thay chậu mới bạn nên thay vào mùa nắng, lưu ý đất trong chậu phải khô ráo, không nên dùng đất ẩm ướt.

Nhẹ nhàng nhấc cây hoa từ chậu cũ lên, loại bỏ bớt những rễ già cỗi và bị hư, dùng thuốc diệt nấm cẩn thận xử lý những vết cắt.

Đặt cây sang chậu mới và lấp đất ngang miệng chậu, đợi sau 1 tuần thì tưới nước, tưới ngay khi mới chuyển chậu sẽ dễ khiến cây bị úng mà chết do rễ cây chưa thích nghi kịp với môi trường mới.

Frame 4 18 - Ý nghĩa và cách trồng, chăm sóc hoa sứ

Cây hoa sứ thường ra nhiều cành, nếu để cành quá nhiều thường sẽ làm giảm độ thẩm mỹ của cây, chính vì vậy để cây có dáng đẹp bạn cần tỉa bớt cành cho cây.

Thời điểm thích hợp để tỉa bớt cành cho cây là vào khoảng tháng 10 và tháng 11 âm lịch, tránh tỉa vào mùa mưa để cây không bị úng.

Bài viết trên đã chia sẻ cho các bạn về cây hoa sứ, một loại hoa rất đẹp mắt và có nhiều ý nghĩa phong thủy.

Hy vọng cách trồng cây hoa sứ và chăm sóc cây hoa sứ của bài viết sẽ giúp bạn có được một chậu cây khỏe mạnh, cây cho nhiều hoa, chúc các bạn thành công.

10 loại cây trồng trong nhà giúp tiền vào như nước

Bài viết có thể bạn quan tâm

Scroll to Top
Scroll to Top