Cuộc sống càng tất bật thì con người lại càng có xu hướng muốn gần gũi với thiên nhiên nhiều hơn. Đó cũng chính là lý do người ta thường lựa chọn các loại cây xanh đặt trong không gian sống và làm việc của mình. Trong đó cây trúc đốm được nhiều người yêu thích bởi bề ngoài bắt mắt và cảm giác dễ chịu mà nó đem lại.
Tìm hiểu về cây trúc đốm
Trúc đốm là loại cây có tên khoa học là Dracaena godseffiana, có nguồn gốc từ đất nước Congo ở Châu Phi. Đây là một loại thực vật thuộc họ Dracaenaceae hay còn được gọi là Bồng Bồng.
Về mặt hình thái, cây trúc đốm thường mọc theo bụi, khi sinh trưởng thì thường chia thành nhiều nhánh nhỏ với phần thân mảnh dài vô cùng mềm mại. Thân cây phân nhánh ít và có những lóng dài.
Lá cây trúc đốm mọc theo cấu trúc tương xứng và phát triển theo vòng. Hình dạng của lá là hình bầu dục nhọn hai đầu và mép nguyên. Trên nền xanh của của những chiếc lá có điểm các đốm nhỏ màu vàng hoặc màu trắng nằm rải rác. Có lẽ chính là vì lý do này mà loại cây này có tên là “trúc đốm”.
Khi nở hoa, những bông hoa trúc đốm sẽ mọc theo cụm trên một cuống chung dài thẳng với bông hoa nở xếp tỏa tròn ở đỉnh. Hoa của cây trúc đốm có hình dạng khá nhỏ, dài và có màu vàng nhạt hoặc trắng sữa, tỏa ra hương thơm dễ chịu vào ban đêm. Sau khi nở hoa xong sẽ hình thành quả có màu cam đỏ với hình cầu đường kính nhỏ chỉ khoảng 15mm.
Cách trồng và chăm sóc cây trúc đốm
Nếu muốn trồng cây trúc đốm, chúng ta có thể sử dụng phương pháp tách bụi hoặc giâm cành. Khi trồng các bụi nhỏ xuống đất và chăm bón thường xuyên, cây trúc đốm sẽ mọc khỏe và sinh trưởng mạnh mẽ để nhanh chóng đẻ ra các chồi mới dài cùng màu sắc xanh bóng.
Vì đặc tính tự nhiên vốn là loại cây trồng chịu bóng bán phần nên cây trúc đốm phù hợp để trang trí nội thất. Cây được chăm sóc và trồng trong chậu cảnh đẹp, nổi bật với màu sắc của lá. Tốc độ sinh trưởng và nhu cầu nước của cây đều nằm ở mức trung bình nên thuận tiện cho việc chăm sóc tại không gian kín.
Trong quá trình chăm sóc, để đảm bảo cây trúc đốm sinh trưởng và phát triển khỏe mạnh nhất, người trồng cần phải tạo được một môi trường sống thuận lợi. Muốn làm được điều đó thì phải đặc biệt lưu ý các yếu tố sau:
- Về ánh sáng: Nếu đặt cây trúc đốm trong không gian nội thất của gia đình và văn phòng thì mỗi tuần nên đem chậu cây ra ngoài phơi nắng khoảng 4-5 tiếng. Ngược lại, nếu trồng cây ở ngoài trời thì nên lựa những nơi có ánh sáng yếu hoặc đặt chậu cây dưới các tán cây lớn.
- Về yếu tố nước: Vì cây trúc đốm là loại ưa ẩm nên cần được tưới nước hàng ngày giúp cho cây trở nên xanh tốt.
- Về đất: Khi trồng cây phải lựa chọn loại đất tơi xốp, thoáng khí để rễ cây dễ hấp thụ nước, thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong cây.
- Về phân bón: Thời gian phù hợp để bổ sung một lượng phân NPK tổng hợp cho cây là chu kỳ khoảng 1-2 tháng. Lưu ý: không bón lượng phân quá nhiều hoặc quá thường xuyên, dùng phân hóa học không đúng liều lượng rất dễ phản tác dụng, hủy hoại đất và cây trồng của bạn.
Yếu tố phong thủy
Những tác dụng sinh học mà mọi người thường biết đến ở cây trúc đốm như thanh lọc – điều hòa không khí, cân bằng – điều tiết độ ẩm của môi trường xung quanh để tạo không gian thoáng mát và trong lành.
Ngoài ra, theo quan niệm phương Đông thì đây còn là một loại cây với yếu tố phong thủy vô cùng thú vị. Cây trúc đốm là loài vốn gắn liền với khí chất thanh cao cùng hào khí nho nhã của người quân tử xưa.
Ngoài vẻ bề ngoài bắt mắt thì chắc hẳn đây là lý do khiến cho chúng thường được chọn trưng bày tại phòng khách. Cây trúc đốm cũng có thể trở thành một món quà chứa đựng tình cảm cũng như mang ý nghĩa sâu sắc dành cho người thân và gia đình.
Vậy cây trúc đốm hợp với mệnh gì? Với hai màu sắc chủ đạo tạo thành các đốm trên lá là màu vàng và màu trắng. Hai màu này lần lượt ứng với các thuộc tính trong đạo ngũ hành là thổ và kim.
Trong ngũ hành, hai thuộc tính này vốn là tương sinh với nhau hay người ta thường nói “thổ sinh kim”. Vì thế, những người thuộc mệnh kim sẽ hợp để sở hữu các loại cây trúc đốm. Những người có cung mệnh khác không nên lựa chọn loại cây này, đặc biệt là đặt trong không gian công việc.
Đặt cây trúc đốm ở vị trí nào cho phù hợp?
Với vẻ ngoài tạo cảm giác tươi mát và dễ chịu của mình nhờ đặc trưng là lá xanh quanh năm, cây trúc đốm chiếm được cảm tình của rất nhiều người. Chúng thường được trồng trong chậu cảnh đẹp và được đặt ở trong văn phòng tạo nên không gian xanh.
Hình thái của cây trúc đốm phù hợp trưng bày ở những không gian hẹp hoặc vừa như văn phòng làm việc của cá nhân, thư phòng, đặt tại bàn tiếp khách hoặc phòng họp,… Ngoài ra, chúng còn rất phù hợp với những không gian lớn nhưng đông người như nhà hàng, khách sạn hoặc quán rượu.
Không chỉ được sử dụng như chậu cảnh, rất nhiều người còn dùng lá trúc đốm để cắm hoa. Phối hợp với các loại hoa đa sắc khác để tạo nên những bó hoa và giỏ hoa vô cùng ấn tượng. Những tán lá xanh với đốm trắng đốm vàng chắc hẳn sẽ tạo nên một nền xanh hài hòa nhưng cũng không kém phần nổi bật.
Đặt một vài chậu trúc đốm xung quanh mỗi ngày sẽ giúp bạ có được không gian vui tươi và thứ thái. Sự kết hợp hài hòa giữa thiên nhiên và con người luôn là sự lựa chọn thích hợp nhất dành cho không gian sống của bạn.
Bài viết trên đây đã tập hợp các thông tin về loài cây trúc đốm một cách trọn vẹn nhất. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm kiếm một loại cây cảnh xanh mát dành cho không gian xung quanh mình, đặc biệt là các bạn mang mệnh Kim thì đừng nên bỏ qua loại cây này nhé!