Cây trúc quân tử hiện vẫn đang là cơn sốt với nhiều gia đình. Với vẻ ngoài mềm mại nhưng không kém hùng dũng, chúng thường được trồng trong sân vườn, hàng rào trong các căn nhà.
Cây trúc quân tử có dáng vẻ giống cây tre, nhưng mềm mại, nhỏ nhắn và yểu điệu hơn rất nhiều. Người ta nói với nhau rằng: Cây trúc quân tử sinh ra là để làm cảnh. Thật vậy, hiếm có loại cây cảnh nào nào sang chảnh và quý phái như cây trúc quân tử. Chỉ riêng dáng vẻ thướt tha của nó thôi, cũng khiến người khác siêu lòng. Đúng như câu thơ: “Trúc xinh trúc đứng đầu đình, em xinh em đứng một mình cũng xinh”.
Giới thiệu cây trúc quân tử
Nghe cái tên trúc quân tử, rất là giống một cái tên Trung Quốc đúng không nào? Thật vậy, loại cây này có nguồn gốc từ Trung Hoa, chúng còn được gọi là trúc cần câu (tên khoa học: Bambusa multiplex).
Thuộc họ Hòa Thảo. Thân cây cao từ 1.5m-3m, thậm chí có thể cao tới 4.5m-5m. Chiều cao của cây trúc quân tử phụ thuộc vào môi trường sống. Nếu bạn trồng nó ở trong nhà (phục vụ mục đích làm cảnh), thì chiều cao lý tưởng chỉ dừng lại ở 2m. Nếu bạn trồng cây trúc quân tử ở sân vườn (trên những vị trí thích hợp), chiều cao của nó có thể đạt tới 3m-4m.
Thân cây thanh mảnh, mọc thẳng, ít bị sâu bệnh. Cây trúc quân tử có sức sống dẻo dai, phát triển tốt trong điều kiện khắc nghiệt.
Cây mọc theo bụi thưa, thân cây có dạng ống tròn (tương đối nhỏ), có màu vàng tươi. Từ thân cây mọc ra các cành, nhánh mềm và cong.
Lá cây trúc quân tử khá đặc biệt, có dạng dải, không có cuống, đầu lá nhọn.
Cây trúc quân tử có hoa. Hoa mọc theo cụm (mỗi cụm có nhiều bông). Trên 1 cây có cả hoa đực và hoa cái. Mỗi năm cây chỉ ra hoa 1 lần duy nhất.
Cây trúc quân tử hợp với tuổi gì, mệnh gì?
Từ xa xưa đến nay, Cây trúc quân tử luôn được xem là biểu tượng của cái đẹp. Nó nằm trong bộ tứ Tùng, cúc, trúc, mai. Cây trúc quân tử đại diện cho chính nghĩa, đúng như cái tên của nó “quân tử”.
Ý nghĩa của cây trúc quân tử không giống như “dáng vẻ yểu điệu” của nó. Nhiều người suy nghĩ rằng, giống cây này tượng trưng cho người phụ nữ thì hợp lý hơn: yểu điệu, thướt tha, mềm mại. Thực chất không phải vậy, cây trúc quân tử ẩn chứa vẻ đẹp của trí tuệ đó là: sự uyên thâm, suy nghĩ linh hoạt (mềm mỏng), và ý chí vững vàng trước mọi giông bão.
Một trong những lý do mà trúc quân tử luôn được ưa chuộng đó là nhờ vào ý nghĩa phong thuỷ của nó. Loại cây này là cây trúc – thuộc trong bốn dòng: tùng, cúc, trúc, mai. Bên cạnh đó, với cái tên “quân tử”, cây mang đến một cảm giác mạnh mẽ, đại diện cho chính nghĩa.
Không chỉ có thế, trúc quân tử còn có khả năng lọc không khí, làm mát không gian trong gia đình. Bạn có thể trồng ở rất nhiều nơi trong gia đình, có thể tận dụng trồng ở phòng khách nếu phòng rộng.
Đừng lo lắng về hợp mệnh, bất kể bạn thuộc mệnh nào, tuổi con gì, bạn vẫn có thể trồng trúc quân tử trong nhà để mang lại may mắn cho sự nghiệp, gia đạo.
Đó là lý do vì sao cây mang ý nghĩa xoá đi điềm xấu, xui rủi trong gia đình. Ngoài ra, loại cây này còn thường được xem là món quà tặng cầu may cho đối tác, bạn bè, người thân trong gia đình.
Cây trúc quân tử được trang trí phổ biến ở nhiều nơi, nó không yêu cầu bạn cầm tinh con gì hay mệnh gì. Đây hoàn toàn là sự thật. 100% khách hàng yêu thích cây trúc quân tử sau một thời gian chăm sóc nó. Mọi người đều cho rằng: nó có tác dụng làm mát không gian sống, đem lại cảm giác thư thái và bình an cho gia chủ.
Chăm sóc trúc quân tử có khó không?
Bạn cần lưu ý những yếu tố sau khi chăm sóc để cây luôn tươi tốt nhé!
- Ánh sáng: Dù là loại ưa nắng nhưng cây cũng không thích sống ở nơi có ánh sáng quá gay gắt. Vì vậy, bạn hãy chọn nơi thoáng mát, có ánh sáng đầy đủ nhưng ở mức độ nhẹ. Nếu bạn trồng cây trong nhà thì hãy đem chúng ra tắm nắng 1 tuần/lần để cây nhận đủ ánh sáng.
- Đất trồng: Cây trúc quân tử có thể sống tốt trong nhiều loại đất (trừ đất chua). Để đảm bảo cho cây sinh trưởng, bạn nên trồng cây ở hỗn hợp đất tơi xốp, giàu chất dinh dưỡng cho cây. Nếu bạn chỉ có đất chua thì có thể thêm vôi bột, phân chuồng để giảm độ chua của đất.
- Nhiệt độ: Điểm đặc biệt của cây là chúng có thể sống trong môi trường khắc nghiệt hơn. Tuy nhiên, mức nhiệt độ tốt nhất với chúng sẽ từ 20-28
- Tưới nước: Cây sẽ cần bạn tưới khoảng 2 ngày/ lần với cây trưởng thành hoặc mỗi ngày với cây đang phát triển. Tuy nhiên hãy kiểm tra đất trước khi tưới để tránh tình trạng ngập úng. Một lưu ý cho bạn là hãy chăm chỉ tưới cây vào những ngày nắng nóng nha.
- Bón phân: Trúc quân tử thực sự không cần bón phân nhiều, nhưng bạn nên bón cho chúng 3 tháng/ lần để chúng được cung cấp đủ dinh dưỡng. Phân bón vô cơ, hữu cơ đều ổn với chúng, nhưng tốt nhất bạn hãy luân phiên giữa hai loại nhé.
- Tỉa cành: Vì trồng cây làm cảnh, bạn nên thường xuyên tỉa bớt cành khoảng 2-3 tuần/ lần để cây luôn có vẻ ngoài rực rỡ và kích thích cây phát triển.
- Sâu bệnh: Rệp và các loại nấm sẽ có khả năng tấn công cây nếu bạn không vệ sinh môi trường sống của cây. Để loại bỏ chúng, bạn hãy sử dụng thuốc diệt nấm, côn trùng và thường xuyên dọn dẹp cây để phòng bệnh.
Cách trồng trúc quân tử đơn giản, hiệu quả
Bạn có thể mua sẵn cây trúc quân tử giống tại nơi bán cây xanh. Sau đó tiến hành trồng tại nơi thoáng mát, có điều kiện ổn định và chăm sóc đúng cách.
Nếu bạn có sẵn cây lớn trong nhà, phương pháp tách rễ (tách thân) sẽ là một gợi ý hết sức đúng đắn. Cách làm như sau:
- Sau khi chọn được cây mẹ khoẻ mạnh, nhẹ nhàng nhấc cây khỏi đất trồng.
- Phân chia rễ theo thân cây và dùng tay, hoặc dao, kéo sạch tách thân cây con ra khỏi cây mẹ. (làm nhẹ nhàng để tránh cây bị tổn thương)
- Trồng cây mới trong chậu đã chuẩn bị sẵn và tiếp tục chăm sóc.
Không chỉ mang lại nhiều ý nghĩa phong thuỷ tốt mà còn dễ chăm sóc, trúc quân tử được rất nhiều người yêu thích và trồng nhiều trong vườn. Ngoài ra, nếu bạn là chủ các quán cà phê, nhà hàng, quán ăn có góc sân vườn thì trúc quân tử cũng là lựa chọn hoàn hảo đó nha.