Cây lưỡi hổ, một loại cây được ưa thích và rất phổ biến dùng để trang trí trong nhà. Ngoài công dụng để trang trí thì loại cây này chất chứa rất nhiều ý nghĩa tốt đẹp khi được trồng trong nhà.
Giới thiệu khái quát về cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ có tên tiếng việt thường gọi là cây hổ vĩ, cây hổ thiệt hay cây lưỡi cọp. Còn tên tiếng anh gọi là Snake Plant, cây thuộc họ là măng tây. Có xuất xứ từ vùng khí hậu nhiệt đới như Châu Mỹ, Châu Á, Châu Phi.
Là loại cây không có thân phía trên bề mặt đất, cây có quả tròn và có hoa màu trắng nhạt. Lá lưỡi hổ mọc đường thẳng đứng cao khoảng 60 cm, cây luôn tươi xanh quanh năm mà rất dễ chăm sóc.
Lá cây lưỡi hổ khá dày và cứng, có hình lưỡi dao, lớn lên từng bụi khoảng từ 5 đến 6 lá. Từng tàu lá có sự kết hợp xen kẽ giữa ba màu: xanh đậm, xanh nhạt hơn và có 2 dải có màu vàng chạy dọc tán lá.
Có khoảng 70 loại cây lưỡi hổ trên toàn cầu, tại Việt Nam có những loại khác thường thấy như cây lưỡi hổ mèo, cây lưỡi hổ thái.
Ý nghĩa của cây lưỡi hổ trong phong thủy
Loại cây này thường được dùng để tặng, biếu nhân các ngày lễ Tết, nhân các ngày quan trọng như mừng ngày tân gia, ngày được thăng chức, cây còn hàm ý giống như một lời chúc gửi đến với đối tác,bạn, gia chủ gặp nhiều may mắn, thịnh vượng an khang, tiền tài dồi dào.
Về phong thuỷ, nó thể hiện sức mạnh, sự dũng mãnh của giống hổ để xua đuổi tà ma, ma quỷ. Lá cây lưỡi hổ có dáng mọc lên cao thẳng đứng tượng trưng sức mạnh của cá nhân.
Cây lưỡi hổ có lá màu xanh, có viền vàng, lá giống lưỡi dao, dáng đứng và màu sắc phù hợp đối với mệnh Thổ, mệnh Kim. Những người có tuổi thuộc hai mệnh này thì hợp trồng cây Lưỡi Hổ trang trí trong nhà, đặc biệt tuổi Ngọ thông thường được xem là hợp nhất.
Cây có màu sắc khá dễ chịu, nên dễ mang lại cho mọi người cảm giác yên bình, thoáng mát, sảng khoái.
Lợi ích và cách chăm sóc cây lưỡi hổ
Lợi ích cây lưỡi hổ
Cây có công dụng thanh lọc không khí, hấp thụ khí độc tổng là 107 loại, ngay cả các độc tố gây nên ung thư: nitrogen oxide, formaldehyde cây cũng hấp thụ được. Không gian trong căn phòng sẽ luôn được trong sạch nếu được trồng cây lưỡi hổ.
Ngoài ra, cây có công dụng như một bài thuốc trị các bệnh như họ, khàn giọng, viêm tai,..
Hướng dẫn chăm sóc cây lưỡi hổ
Cây lưỡi hổ chăm sóc rất dễ và chịu hạn tốt, thuận lợi sinh trưởng với môi trường trong nhà. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm hơn đến các yếu tố như ánh sáng, dinh dưỡng, hay nước thì cây phát triển sẽ tốt hơn, màu sắc của lá trông cũng xanh mướt hơn hẳn.
Ánh sáng: Lưỡi hổ có thể sống với ánh sáng mặt trời trực tiếp, tuy nhiên phù hợp nhất vẫn là trong nhà, trong phòng, nơi bóng râm, ánh sáng ít.
Đất: dùng hỗn hợp đã được trộn sẵn gồm đất ( đất tốt hay đất cát), mùn, phân bón, độ kiềm nên cao.
Độ ẩm: là loại cây ưa khô, cây phù hợp với độ ẩm mức trung bình, cây sẽ thối rễ, chết nếu trồng nơi có độ ẩm cao.
Nước tưới: lưỡi hổ là cây chịu hạn rất tốt nên hạn chế tưới nước nhiều. Vào mùa khô, bạn cũng có thể tưới cây 1 lần/ tuần.
Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp cho cây sinh trưởng là trong khoảng 18 đến 30 độ. Cây sẽ phát triển kém hoặc chết nếu sống trong nhiệt độ 10 độ trở xuống quá lâu.
Phân bón: Cây có khả năng sinh trưởng mạnh, nhu cầu về phân bón ở mức trung bình, không nên bón phân vào mùa lạnh vì cây kém hấp thụ thời gian này.
Trong tình hình môi trường ngày càng trở nên ô nhiễm thì cây lưỡi hổ là loại cây cảnh sáng giá để các bạn chọn lựa, vừa có ý nghĩa phong thủy tốt đẹp, vừa giúp ngôi nhà bạn có một môi trường không khí thật trong sạch, từ đó sức khỏe gia đình cũng được cải thiện hơn đó nhé!