Voucher

Cây xanh HCM

Cây hạnh phúc hợp mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc

Share on facebook
Facebook
Share on twitter
Twitter
Share on linkedin
LinkedIn
Share on pinterest
Pinterest
Share on tumblr
Tumblr
Share on telegram
Telegram

Với xu hướng trang trí nhà hướng tới không gian thiên nhiên nhưng lại hàm chứa trong đó những ý nghĩa phong thủy thì cây hạnh phúc là lựa chọn lý tưởng cho bạn. Do đó hãy cùng Cây Xanh HCM tìm hiểu về cây phong thủy này cùng ý nghĩa và cách chăm sóc nó nhé.

Giới thiệu cây hạnh phúc

Cây hạnh phúc là loại cây thân gỗ có thể cao đến 3m và có nguồn gốc từ châu Âu. Thân cây được bao bọc bởi các mảng màu nâu đen xù xì và có lá mọc trên thân chính của cây. Cây có hoa màu trắng kem cùng quả giống quả đậu.

Frame 4 11 - Cây hạnh phúc hợp mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc

Cây hạnh phúc có tuổi thọ rất lâu nên rất dễ trồng trong nhà. Do cây chịu nắng gắt rất kém mà thích nghi tốt với môi trường thiếu sáng. Vì thế bạn có thể tận dụng cây làm thành cây phong thủy, cây để bàn,…

Cây hạnh phúc hợp mệnh gì?

Những người có mệnh kim sẽ hợp với cây phong thủy có màu chủ đạo là màu xanh đậm. Và cây hạnh phúc thuộc vào nhóm các loài cây như thế. Nó mang ý nghĩa giúp cuộc sống của gia chủ trở nên cân bằng và viên mãn hơn. 

Cây Hạnh Phúc bonsai để bàn kèm chậu gốm

Chậu cây hạnh phúc thân gỗ

Cây hạnh phúc cao 80cm-1m

Ngoài ra, kim sinh thủy nên cây hạnh phúc cũng hợp với người mệnh thủy. Nhưng nếu tính theo tuổi thì đây là loại cây phong thủy hợp với tất cả các con giáp nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm mà trang trí trong nhà.

Ý nghĩa của cây hạnh phúc trong phong thủy

Với màu xanh làm chủ đạo, cây hạnh phúc là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt, vượt lên tất cả các khó khăn trong cuộc sống. Cây hạnh phúc cũng giống như tên gọi của nó chính là đem lại sự bình yên, hạnh phúc cho người sở hữu. 

Giúp các thành viên trong gia đình hòa thuận và tràn ngập tiếng cười hạnh phúc. Đồng thời khi trồng cây hạnh phúc trong nhà sẽ tạo ra không gian tinh tế mà không kém phần sang trọng. Ngoài ra còn giúp nội thất nhà bạn thêm gần gũi với thiên nhiên hơn.

Frame 4 12 - Cây hạnh phúc hợp mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc

Nếu trồng cây hạnh phúc ngoài vườn thì nó thuộc loại cây cảnh cao và rậm. Từ đó khiến cho không gian xung quanh thêm mát mẻ và trong lành nhờ khả năng điều hòa không khí rất tốt của loại cây phong thủy này.

Tác dụng của cây hạnh phúc

Cây hạnh phúc có tác dụng làm cây phong thủy trang trí cho ngôi nhà của bạn thêm đẹp. Từ đó giúp tô điểm cho không gian xanh mát và thoáng đãng. Nhờ khả năng lọc không khí ô nhiễm rất tốt, làm không khí trở nên trong lành hơn.

Cùng với việc cung cấp một lượng lớn oxi vào không gian và hấp thụ những chất độc hại mà con người, máy móc thải ra. Nên cây hạnh phúc là lựa chọn hàng đầu trong việc trồng trong nhà làm cây phong thủy và làm cảnh.

Đồng thời nếu bạn để cây trên bàn làm việc sẽ có tác dụng làm giảm căng thẳng và mệt mỏi cho bạn sau những giờ làm việc căng thẳng. Do cây có hoa trắng kem và tỏa ra hương thơm dịu nhẹ giúp làm thư giãn các dây thần kinh đang bị stress của bạn.

Ngoài ra bạn có thể sử dụng cây hạnh phúc làm điểm nhấn độc đáo cho ngôi nhà của mình. Hay dùng cây phong thủy này để làm quà tặng trong những dịp đặc biệt như sinh nhật, khai trương, chúc thọ người lớn tuổi,…

Cách trồng cây hạnh phúc trong nhà

Đất trồng: Khi trồng cây hạnh phúc trong nhà bạn nên chọn những loại đất tơi xốp, có giá trị dinh dưỡng cao và có khả năng thoát nước tốt. Bạn nên trộn thêm xơ dừa, trấu, phân hữu cơ để cây thích ứng tốt hơn khi trồng.

Chọn cây giống: Bạn nên đến các cơ sở nuôi cấy và nhân giống cây trồng uy tín để lựa được những cây hạnh phúc tốt nhất. Nên chọn những cây khỏe mạnh, ít bị sâu bệnh và có bộ rễ phát triển tốt, không bị đứt gãy.

Frame 4 13 - Cây hạnh phúc hợp mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc

Chọn chậu trồng: Vì là cây thân gỗ, bạn nên chọn chậu có kích thước lớn và có khả năng thoát nước tốt để tránh cây hạnh phúc bị úng.

Chọn vị trí đặt cây: Bạn nên xem trước mình hợp hướng nào để đặt cây phong thủy này cho phù hợp, thường là ở những vị trí như trên bàn, kệ tủ, phòng làm việc,…

Kỹ thuật trồng cây: Đối với các cây hạnh phúc để bàn bạn nên đào hố sâu bằng 3 lần rễ cây và khi nào trồng mới nên tháo bầu ra. 

Cách chăm sóc cây hạnh phúc đơn giản tại nhà

Lượng nước:  Khi mới trồng cây hạnh phúc thì bạn phải thường xuyên tưới nước để giữ đủ độ ẩm trong đất cho cây rễ cây phát triển. Khi cây đã thích nghi tốt với môi trường mới thì kéo dài thời gian tưới ra khoảng 5 ngày/lần tùy vào thời tiết.

Dinh dưỡng: Cây hạnh phúc là loài cần nhiều chất dinh dưỡng để phát triển nên trước khi trồng bạn nên trộn phân hữu cơ vào đất. Sau khi trồng 6 tháng thì bạn nên hòa phân với nước và tưới cây để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây phát triển tốt hơn. 

Bạn nên bón phân định kỳ 3 tháng một lần cho cây hạnh phúc, tốt nhất là phân hữu cơ. Khi cây ra hoa thì nên bón thêm kali để cây ra bông to hơn và sau khi hoa tàn thì bón phân DAP giúp quả to và đẹp mắt hơn.

Ánh sáng: Vì là loài cây chịu nắng bán phần nên cây hạnh phúc có thể sinh trưởng tốt ở môi trường thiếu ánh sáng. Chính vì thế nếu trồng cây hạnh phúc trong nhà thì bạn nên để cây phơi nắng buổi sáng đến 8h và sau buổi chiều sau 17h giúp cây quang hợp tốt hơn.

Nhiệt độ: Cây hạnh phúc là loại cây nhiệt đới nên rất phù hợp với khí hậu Việt Nam và có nhiệt độ phát triển tốt nhất là từ 18 – 28 độ C.

Frame 4 14 - Cây hạnh phúc hợp mệnh gì? Ý nghĩa phong thủy và cách chăm sóc

Phòng trừ sâu bệnh: Trong quá trình trồng và chăm sóc cây hạnh phúc thì cây phong thủy này dễ bị các loại sâu bệnh tấn công. Vì thế bạn nên phòng tránh bằng cách phun thuốc phòng ngừa để cây không bị hỏng.

Cắt tỉa cảnh: Bạn nên thường xuyên cắt tỉa những cành sâu bệnh, hay những lá già úa của cây hạnh phúc để giúp ngăn chặn và khắc phục kịp thời khi cây bị sâu bệnh. Đồng thời giúp cây phong thủy giữ được hình dáng đẹp vốn có lúc đầu. 

Trên đây là những thông tin cơ bản về cây hạnh phúc mà bạn nên biết. Từ đó bạn sẽ có thêm một sự lựa chọn tuyệt vời và chọn được một cây cảnh đẹp dành cho ngôi nhà của bạn khi trang trí hoặc tân trang lại.

Cây không khí là gì? Cách chăm sóc cây không khí

Bài viết có thể bạn quan tâm

Scroll to Top
Scroll to Top