Hồng môn là cây cảnh được rất nhiều người ưa chuộng bởi nét đẹp hiện đại, màu sắc rực rỡ và hình dạng đặc trưng của cánh hoa. Cây hồng môn có những ý nghĩa tượng trưng sâu sắc và hợp phong thuỷ với người mạng Hoả.
Nguồn gốc của cây hồng môn
Cây hồng môn còn có tên gọi khác là Vĩ Hoa Tròn, Môn Hồng hay buồm đỏ. Được biết cây có nguồn gốc chính tại đất nước Colombia và Ecuador. Có tên khoa học là Anthurium Andraeanum thuộc họ Ráy.
Đặc điểm nhận dạng cây hồng môn
Hồng môn mọc thành từng bụi có chiều cao trung bình từ 30 – 60cm, thân thảo có cuống dài từ 30 -50cm, thân ống hình trụ mềm và khẳng khiu.
Lá cây màu xanh đậm, phiến lá xanh có dạng hình trái tim, rộng từ 9 -15 cm, tỏa đều khắp bụi cây.
Sở dĩ cây có những tên gọi mỹ miều liên quan đến màu sắc là vì hoa hồng môn có màu đỏ rực, tựa những ánh rửa. Hoa cũng có hình trái tim với phiến mở rộng có nhuỵ (hay còn gọi là hoa tự) màu vàng thuôn dài đều trên phiến, trên mỗi hoa còn có nhiều hoa phụ nhỏ.
Hồng môn là cây có tuổi thọ cao và được sử dụng nhiều trong trang trí không gian.
Phân loại cây hồng môn
Dựa vào kích thước thì cây hồng môn có 3 loại chính, đó là: Đại hồng môn, Trung hồng môn và Tiểu hồng môn. Tùy vào sở thích và mục đích sử dụng mà người chơi cây có thể lựa chọn cây phù hợp cho mình.
Dựa vào màu sắc thì cây hồng môn được chia thành 3 loại cơ bản: hồng môn đỏ, hồng môn trắng và hồng môn hồng phấn.
Lợi ích khi trồng cây hồng môn
Cây cảnh được trồng để trang trí cho không gian nơi sinh sống và làm việc, cây hồng môn cũng không ngoại lệ. Với màu sắc và những nét đẹp đặc trưng, hồng môn sược sử dụng rộng rãi trong việc trang trí và trưng bày tại các khu vườn, không gian sống, nơi làm việc và công viên.
Vì đặc tính riêng, hồng môn còn là loài cây có khả năng thanh lọc không khí rất tốt. Hồng môn hấp thụ CO2 cung cấp khí O2 cho con người. Không những vậy cây hồng môn còn hấp thụ được rất nhiều chất độc hại, bụi bẩn giúp cho không gian sống được trong lành và giảm được căng thẳng và mệt mỏi cho người sử dụng.
Ngoài ra, Cây hồng môn còn thích hợp để trở thành những món quà dành tặng cho những người thân yêu.
Một điểm đáng lưu ý là các bộ phận của cây hồng môn đều có độc, độc tố saponin và các oxalat canxi gây ra đau rát môi, cổ họng và bỏng lưỡi nếu như bạn ăn phải. Vì vậy nếu trồng cây hồng môn, bạn nên tránh xa trẻ nhỏ và đặc biệt để ý để không để trẻ nhỏ lại gần cây. Hoặc có thể trồng thay thế những cây lành tính thay cho cây hồng môn.
Trồng và chăm sóc cây hồng môn như thế nào?
Hồng môn rất dễ trồng, thông thường được nhân giống từ phương pháp chiết cây từ cây mẹ khoẻ mạnh.
Để trồng hồng môn, đầu tiên phải chuẩn bị đất trồng tơi xốp giàu dinh dưỡng và chậu cây có lỗ thoát hơi nước.
Tách chồi cây từ cây mẹ khoẻ mạnh hoặc chiết thân từ cây mẹ sau đó đặt vào chậu, tách chiết sát với gốc kèm theo rễ cố định phần cây mới vào các phần đất rồi chăm sóc theo thời gian
Khi cây đủ lớn thì có thể đưa cây hồng môn phát triển trồng trong nước, đây là cách để cây tươi tốt nhất có thể.
Chăm sóc hồng môn tuy đơn giản nhưng các bạn cũng nên quan tâm một số yếu tố cơ bản sau:
Hồng môn là cây không cần nước nhiều nhưng phải có chế độ nhất định: không được tưới nước quá nhiều để cây không bị ngập úng. Tưới nước đều đặn 1 tuần 3 -4 lần với lượng nước vừa phải.
Đảm bảo độ ẩm cho cây ở mức 80%, nhiệt độ ở mức thông thường từ 15 độ C đến 30 độ C để cây phát triển tốt và ra hoa theo tiến độ.
Ánh sáng là yếu tố quan trọng để cây hồng môn được tươi xanh. Vì cây cảnh có thể sống trong không gian nhà có máy lạnh nên hồng môn không cần thiết phải hấp thụ ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên cũng nên đưa cây đi phơi nắng nhưng phải tránh ánh nắng trực tiếp để cây không bị chết cháy.
Cắt tỉa những cành cây bị chết để không ảnh hưởng đến các cây còn lại trong bụi, nên thường xuyên bắt sâu và tỉa cành cho cây.
Ngoài ra cứ 6 tháng nên bổ sung một lượng nhỏ phân bón NPK để cây sinh trưởng khỏe mạnh và cho ra hoa đều đặn.
Cây hồng môn hợp mệnh Hoả – một số vị trí thích hợp để đặt cây trang trí.
Hồng môn là cây phong thuỷ hợp mệnh Hoả
Trong phong thuỷ, cây hồng môn có màu sắc đỏ hình dạng giống ánh lửa mang ý nghĩa sức sống mãnh liệt, nhiệt huyết giống như ánh lửa cháy nồng rạo rực. Mạng Hỏa cực kỳ hợp với cây hồng môn bởi những đặc điểm mang ý nghĩa tượng trưng nêu trên.
Hồng có nghĩa là sự may mắn tài lộc, môn là công danh sự nghiệp của gia chủ. Cây hồng môn mang ý nghĩa tài vận an khang như ý, gia đạo bình an.
Trong tình yêu, cây hồng môn còn thể hiện được ý nghĩa về lòng chung thuỷ, sắt son, những gia đình trồng cây hồng môn sẽ góp phần tượng trưng cho ý nghĩa gia đạo hạnh phúc.
Tóm lại, trong ngũ hành thì mạng Hoả hợp với cây hồng môn nhất, các mạng khác cũng đừng lo vì không hợp bởi tính tương sinh xung khắc hỗ trợ nhau. Vậy nên lựa chọn cây hồng môn là cây phong thuỷ cực kỳ tốt và nhiều may mắn.
Đặt cây hồng môn ở đâu là thích hợp để hút tài vận?
Hồng môn ưa ánh sáng tự nhiên và không khí trong lành, một số vị trí thích hợp để đặt cây là:
Đặt ngoài ban công cửa sổ: là nơi đón ánh nắng tự nhiên nhiều và có lượng ánh sáng vừa phải giúp cây thuận lợi đơm hoa.
Đặt trên quầy cửa hàng: đặt cây trên này sẽ giúp hút tài lộc, vận khí dồi dào, gia đình ấm no, may mắn cho việc kinh doanh.
Đặt trên văn phòng, bàn làm việc: hãy đặt một chậu Hồng môn lên bàn làm việc để thanh lọc không khí, giảm bớt sự độc hại cho cơ thể.
Nếu có những mảnh vườn nhỏ thì bạn cũng nên trang trí khuôn viên bằng những chậu hồng môn để góp phần tô điểm sự ấm áp cho khu vườn của mình.
Trên đây là tất cả những thông tin liên quan đến cây hồng môn. Hy vọng bài viết sẽ mang lại những kinh nghiệm bổ ích về kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây hồng môn dành cho những người yêu cây cảnh.