Cây Vạn Lộc được rất nhiều người yêu thích bởi ý nghĩa mang lại nhiều may mắn. Kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Vạn Lộc rất quan trọng vì ảnh hưởng trực tiếp đến sự sinh trưởng của cây.
Từ xưa đến nay cây Vạn Lộc luôn là một trong những loại cây được nhiều người yêu thích. Nó được yêu thích không chỉ vì vẻ ngoài đẹp đẽ mà còn ý nghĩa mang đến may mắn cho mọi người. Vì thế, cây Vạn Lộc có nhu cầu được trồng rất nhiều. Bài viết này sẽ chia sẻ cho bạn kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Vạn Lộc để cây phát triển tốt nhất.
Kỹ thuật trồng cây Vạn Lộc
Cây Vạn Lộc là một trong những loại cây yêu cầu kỹ thuật trồng, chăm sóc dễ nhất. Bạn có thể trồng cây trong nước hoặc đất tùy theo sở thích của bản thân. Ngày nay, nhiều người thích trồng Vạn Lộc trong nước hơn vì có thể ngắm trọn vẻ đẹp của cây.
Phần lớn cây Vạn Lộc được trồng hay nhân giống bởi phương pháp tách cây con hay tách chồi ra khỏi bụi. Sau đó đem đi gieo ở nước hoặc đất.
Cách trồng cây Vạn Lộc trong nước
Sau khi bạn lấy cây ra khỏi bùn đất, dùng nước rửa sạch toàn bộ rễ cây và thân cây. Tỉa bỏ các lá cây bị úng, hư. Để cho cây ráo nước rồi đặt vào chậu thủy tinh, sau đó đổ nước vào chậu.
Cách trồng cây Vạn Lộc trong đất
Bỏ đất vào ¼ chậu. Đặt cây vào chậu sao cho trọng tâm của cây ở giữa chậu. Sau đó, tiếp tục bỏ đất vào chậu cho đến khi cây cố định.
Kỹ thuật chăm sóc cây Vạn Lộc
Để cây Vạn Lộc phát triển thật khỏe mạnh đem lại nhiều may mắn, kỹ thuật trồng, chăm sóc cây rất quan trọng. Bạn cần lưu ý các yếu tố dưới đây để chăm sóc cây tốt nhất:
Ánh sáng:
Cây Vạn Lộc là loại cây trồng không yêu cầu nhiều về ánh sáng. Bạn chỉ cần đặt chậu cây ở nơi có lượng ánh sáng vừa phải như cạnh cửa sổ hay trồng trong nhà. Những loại ánh sáng thích hợp để cây sinh trưởng là ánh sáng vào bình minh hoặc buổi chiều muộn. Mỗi ngày, cây chỉ cần hấp thụ ánh sáng từ 2 – 3 tiếng thôi là lá đã rất tươi tốt.
Đất trồng:
Nếu bạn muốn trồng cây Vạn Lộc trong chậu đất thì đây là yếu tố mà bạn phải quan tâm. Vì là loại cây dễ trồng nên Vạn Lộc có thể sinh trưởng ở nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, bạn nên chọn loại đất chứa nhiều chất dinh dưỡng để nuôi trồng cây. Để tạo điều kiện tốt hơn cho cây, bạn có thể trộn thêm tro trấu và sơ dừa vào trong đất. Lập tức thay loại đất khác nếu cây phát triển không tốt trong điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nước đều được đảm bảo.
Nhiệt độ:
Theo kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Vạn Lộc, không nên đặt cây trong điều kiện nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp. Nhiệt độ vừa phải là thích hợp nhất cho cây sinh trưởng khỏe mạnh.
Chế độ nước:
Tưới nước mỗi ngày cho cây với lượng vừa phải. Nếu trồng theo kiểu thủy sinh, thay nước cho cây mỗi tuần 1 lần. Kết hợp vệ sinh cây để cây có vẻ đẹp hoàn hảo.
Phân bón:
Bó phân định kỳ cho cây khoảng 4 – 6 tháng / lần. Nếu trồng thủy sinh, dùng dung dịch thủy sinh mỗi lần thay nước.
Bệnh:
Cây Vạn Lộc thường gặp phải các loại nấm, vi khuẩn gây hại khiến thân cây chuyển đen và thối rửa. Theo dõi tình trạng cây mỗi ngày để kịp thời phát hiện và xử lý.
Cây Vạn Lộc có thể dùng làm quà tặng hoặc trưng bày trong nhà. Nắm bắt kỹ thuật trồng, chăm sóc cây Vạn Lộc tốt để tiết kiệm chi phí và công sức.