Nha đam mang đến nhiều lợi ích cho con người. Nó vừa có chức năng trang trí (làm cảnh trong phòng khách, phòng làm việc), vừa có chức năng chữa bệnh. Hiếm có loại cây nào “đa năng” như nha đam.
Trồng cây nha đam trong nhà là 1 ý tưởng rất hay. Chắc chắn nó sẽ giúp ích cho bạn, đặc biệt là tăng cường sức khỏe hay làm đẹp. Nếu bạn chưa biết cách chăm sóc cây nha đam, có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Giới thiệu cây nha đam và tác dụng của nó
Đặc điểm chính của cây nha đam
Cây nha đam có những đặc điểm sau đây:
- Gốc thân hóa gỗ, ngắn.
- Lá dạng bẹ, không có cuống. Mọc sát nhát. Lá màu xanh từ xanh lục nhạt đến xanh lục đậm.
- Lá nha đam mọng nước. Xung quanh mép lá có răng cưa, trông như gai nhọn.
- Hoa nha đam mọc ở phần gốc.
- Quả nha đam chứa nhiều hột.
Công dụng của cây nha đam
Cây nha đam là 1 trong những bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị nhiều căn bệnh. Tùy vào trình trạng cơ thể, mà người ta sử dụng nha đam theo những cách khác nhau. Chúng ta cùng điểm qua những công dụng của cây nha đam:
- Làm đẹp da. Giúp da căng mịn và trắng hồng tự nhiên.
- Bổ mắt. Giúp mắt sáng, phòng ngừa các tật khúc xạ ở mắt.
- Hạ sốt hiệu quả.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh xương khớp, tim mạch, bệnh trĩ, bệnh gan,…
Bạn có thể truy cập Google, gõ tìm kiếm “cách chế biến nha đam”. Ngay lập tức các diễn đàn, website, fanpage liên quan đến chủ đề này sẽ hiện ra. Bạn tham khảo các thông tin trên đó, rồi tự chế biến nha đam tại nhà. Đây là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng bồi bổ sức khỏe. Bạn nên dùng nó mỗi ngày.
Cách chăm sóc cây nha đam
Bạn có thể trồng cây nha đam trong chậu (không nhất thiết phải ở ngoài sân vườn). Để cây nha đam phát triển tốt, bạn phải đáp ứng các tiêu chí sau:
Đất trồng: Cây nha đam không sống được ở những vùng đất ẩm ướt hoặc ngập úng. Nó sinh trưởng mạnh mẽ ở những nơi khô ráo, có đất tơi xốp. Chính vì vậy trước khi trồng cây nha đam vào chậu, bạn phải xới tơi đất lên. Chú ý chọn chỗ đất khô ráo, sạch sẽ. Có như vậy, cây nha đam mới hấp thụ được chất dinh dưỡng từ đất.
Cách trồng nha đam: Trồng các luống nha đam cách nhau 20 cm. Nên chọn giống cây nha đam có màu xanh thẫm, bẹ lá to. Giống cây này dễ trồng, có sức sống mạnh mẽ. Đặc biệt, không cầu kỳ trong chăm sóc.
Thứ ba về tưới nước: Bạn nên tưới nước lên đất trồng nha đam. Loại cây này hút nước mạnh từ dưới đất lên. Bạn lưu ý rằng: không tưới nước quá nhiều cho cây nha đam. Liều lượng thích hợp nhất là: 3-5 ngày tưới nước 1 lần. Nha đam là giống cây không ưa nước. Chúng chuyên sống ở những nơi khô cằn, có độ ẩm thấp. Độ ẩm quá cao có thể làm cây chết.
Phân bón: Để cây nha đam phát triển khỏe mạnh. Bạn có thể dùng kết hợp các loại phân bón cho cây. Phải đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi bón phân. Đặc biệt chú ý tỷ lệ trộn phân bón, tránh trường hợp bón quá ít hoặc quá nhiều (không tương thích với giai đoạn phát triển của cây nha đam). Phân bón có thể rút ngăn thời gian thu hoạch nha đam.
Cách chăm sóc cây nha đam không khó, bạn chỉ cần chú ý và kiên trì là được. Đến kỳ thu hoạch nha đam, chắc chắn bạn sẽ thích thú. Bởi đây là thực phẩm quý giá. Từ nguyên liệu nha đam, bạn có thể chế biến nhiều món ăn ngon cũng như các bài thuốc chữa bệnh hiệu quả.